Nghĩ về một xã hội học tập

LÊ QUANG VŨ
LÊ QUANG VŨ

TT - Gần đây, đọc bài viết “Người lớn chưa ngã ngũ, con trẻ thất học” trên báo Tuổi Trẻ (ngày 25-4) tôi bỗng chạnh lòng khi được biết có hàng loạt em nhỏ ở xã Quang Sơn, Đô Lương, Nghệ An đành phải bỏ học vì lý do chính quyền và cơ quan quản lý giáo dục địa phương này bắt buộc các em phải chuyển trường, về học ở những địa điểm xa nhà hơn, khó khăn cho việc đến trường hơn, để phục vụ các dự án, đề án trường điểm và trường chuẩn quốc gia.

Người lớn không ngã ngũ, con trẻ thất học Không có trường, học sinh cấp II học nhờ tiểu họcTrường thiếu học sinh vì đường xa và đi qua đường sắt

Có thể nói không riêng ở Đô Lương, Nghệ An hay nhiều địa phương khác ở các tỉnh phía Bắc mà báo chí đưa tin, trong nhiều năm gần đây hiện tượng này đã xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều điểm trường tiểu học được xây dựng khang trang mái ngói đỏ tươi, chỉ sau vài học kỳ hoạt động thì bị xóa sổ để dồn về trường chính, trường điểm, khiến những ngôi trường này trở nên hoang phế, người dân sử dụng làm chuồng vịt, chuồng bò... Hi hữu lắm, vài nơi được sử dụng làm trụ sở thôn, ấp. Đây là một lãng phí lớn và chứng tỏ sự yếu kém của ngành giáo dục - đào tạo về một chiến lược bền vững trong quy hoạch cơ sở hạ tầng.

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, đáng lẽ ngành giáo dục - đào tạo phải tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi tối đa cho quyền lợi học tập của mọi người. Trong trường hợp này họ đã đi ngược lại, gây khó khăn cho người dân, đặc biệt là trẻ em, chỉ vì mục đích là đánh bóng cho thành tích của ngành và địa phương. Khó có thể chấp nhận được lời của các lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục - đào tạo nơi đây cho rằng lý do của các bậc phụ huynh ở xã Quang Sơn hay làng Vân Hà là không chính đáng. Nhưng ở lứa tuổi lớp 1, lớp 2 mà đến trường những 7-8 cây số trong điều kiện đường sá khó khăn có khi mưa lũ cắt khúc thì có phụ huynh nào lại an tâm? Đó là chưa nói đến những khó khăn khác về mặt gia đình. Hiện nay, theo thông tin của bài báo, có rất nhiều em không đến lớp đã hơn tám tháng nay, nguy cơ lưu ban là chắc chắn. Thật quá vô lý khi kết quả này không phải do các em gây ra. Liệu địa phương và ngành chức năng có đứng ra chịu trách nhiệm?

Chúng ta đang hô hào xây dựng một xã hội học tập. Vậy xã hội học tập đang ở đâu? Chẳng lẽ nó không đến được những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên đất nước này?

LÊ QUANG VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Ng\u01b0\u1eddi l\u1edbn ch\u01b0a ng\u00e3 ng\u0169, con tr\u1ebb th\u1ea5t h\u1ecdc\u201d tr\u00ean b\u00e1o Tu\u1ed5i Tr\u1ebb (ng\u00e0y 25-4) t\u00f4i b\u1ed7ng ch\u1ea1nh l\u00f2ng khi \u0111\u01b0\u1ee3c bi\u1ebft c\u00f3 h\u00e0ng lo\u1ea1t em nh\u1ecf \u1edf x\u00e3 Quang S\u01a1n, \u0110\u00f4 L\u01b0\u01a1ng, Ngh\u1ec7 An \u0111\u00e0nh ph\u1ea3i b\u1ecf h\u1ecdc v\u00ec l\u00fd do ch\u00ednh quy\u1ec1n v\u00e0 c\u01a1 quan qu\u1ea3n l\u00fd gi\u00e1o d\u1ee5c \u0111\u1ecba ph\u01b0\u01a1ng n\u00e0y b\u1eaft bu\u1ed9c c\u00e1c em ph\u1ea3i chuy\u1ec3n tr\u01b0\u1eddng, v\u1ec1 h\u1ecdc \u1edf nh\u1eefng \u0111\u1ecba \u0111i\u1ec3m xa nh\u00e0 h\u01a1n, kh\u00f3 kh\u0103n cho vi\u1ec7c \u0111\u1ebfn tr\u01b0\u1eddng h\u01a1n, \u0111\u1ec3 ph\u1ee5c v\u1ee5 c\u00e1c d\u1ef1 \u00e1n, \u0111\u1ec1 \u00e1n tr\u01b0\u1eddng \u0111i\u1ec3m v\u00e0 tr\u01b0\u1eddng chu\u1ea9n qu\u1ed1c gia." />