10/06/2008 04:12 GMT+7

Nghệ thuật giao dịch địa ốc (Kỳ 5): Trump Tower

DONALD TRUMP(Nguyễn Đăng Thiều dịch)
DONALD TRUMP(Nguyễn Đăng Thiều dịch)

TT - Từ thuở tôi mới mua căn hộ ở Manhattan (New York) năm 1971 và bắt đầu đi bộ rảo qua các đường phố, điều hấp dẫn tôi nhất là tòa nhà 11 tầng ở góc đường số 57 và đại lộ số 5. Đó là cửa hàng bách hóa Bonwit Teller. Sức thu hút của nó chính là vị trí và nó cũng là khu đất lớn bất thường. Trong trí tôi, sự kết hợp đó làm cho nó có lẽ là một bất động sản lớn nhất ở thành phố New York. Vị trí đó có tiềm năng để xây dựng một tòa nhà vĩ đại.

b0rsK6qd.jpgPhóng to

Ngoài Trump Tower ở New York này, Donald Trump sau đó còn xây hàng loạt Trump Tower khác ở nhiều thành phố của Mỹ và Canada, Hàn Quốc, Dominica...

TT - Từ thuở tôi mới mua căn hộ ở Manhattan (New York) năm 1971 và bắt đầu đi bộ rảo qua các đường phố, điều hấp dẫn tôi nhất là tòa nhà 11 tầng ở góc đường số 57 và đại lộ số 5. Đó là cửa hàng bách hóa Bonwit Teller. Sức thu hút của nó chính là vị trí và nó cũng là khu đất lớn bất thường. Trong trí tôi, sự kết hợp đó làm cho nó có lẽ là một bất động sản lớn nhất ở thành phố New York. Vị trí đó có tiềm năng để xây dựng một tòa nhà vĩ đại.

Kỳ 1: Thương vụ đầu đời ở Cincinnati Kỳ 2: Cuộc chơi tại Manhattan Kỳ 3: Giành chiếc ghế trên tàu Titanic Kỳ 4: Kinh doanh sòng bài

Quyết không bỏ cuộc

Bonwit Teller lúc đó thuộc quyền sở hữu của Genesco do Franklin làm chủ. Năm 1975, tôi điện thoại cho Franklin để thảo luận về việc mua lại Bonwit. Cuộc gặp gỡ đã không có một khởi đầu tốt. Ông ta nói với một giọng rất lịch sự nhưng cũng rất quả quyết: "Thật là điên rồ nếu anh nghĩ chúng tôi sẽ bán khu đất cực kỳ tốt này".

Dù vậy, tôi vẫn không bỏ cuộc. Hai tháng sau đó, tôi viết thư hỏi ông ta có thể xem xét lại đề nghị của tôi hay không. Chẳng có hồi âm. Vài tháng trôi qua, tôi lại gửi thư ngỏ ý muốn gặp ông ta. Rồi một lá thư khác đề nghị một phương án hoàn toàn mới. Tôi không nao núng hay nản lòng dù chẳng có dấu hiệu khích lệ nào cả vì sự kiên trì chính là điều khác biệt giữa thành công và thất bại. Gần ba năm trôi qua kể từ khi tôi gặp Franklin lần đầu tiên. Trong khoảng thời gian này, Công ty Genesco bắt đầu đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về tài chính. Một buổi tối tháng 6-1978, tôi đọc một bài báo trên tờ Business Week nói về việc thay đổi nhân sự ở công ty này. Các ngân hàng, trong một nỗ lực cứu Genesco không bị phá sản, đã nhấn mạnh rằng công ty cần phải có một giám đốc mới. Người được đề cử là John Hanigan.

Tiết kiệm và chi tiêu cẩn thận

Tôi chấp nhận chi tiền cho những gì cần phải mua, nhưng không chấp nhận chi nhiều hơn khoản tiền mình phải trả. Khi tôi xây nhà cho người có thu nhập thấp, điều quan trọng là làm sao cho nó thành hình một cách nhanh chóng, ít tốn kém và bảo đảm chất lượng, để tôi có thể cho mướn toàn bộ. Tôi biết cách kiểm soát chi phí, không ném tiền qua cửa sổ. Tiết kiệm và chi tiêu cẩn thận là những điều tôi học được từ cha tôi.

Ngay cả bây giờ, nếu tôi cảm thấy nhà thầu tính giá cao, cho dù chỉ 5.000 hay 10.000 USD, tôi sẽ điện thoại than phiền với họ ngay. Người ta thường nói với tôi: "Chỉ có ít tiền thôi mà, tại sao anh bực mình?". Tôi trả lời ngay rằng chỉ tốn 25 cent tiền điện thoại nhưng tiết kiệm được 10.000 USD, ngày nào tôi không thể làm như thế thì ngày đó tôi chuẩn bị dẹp tiệm là vừa.

Vấn đề là bạn có thể có những ước mơ lớn, nhưng chúng sẽ không bao giờ là lớn nếu bạn không thể biến chúng thành hiện thực với một cái giá phải chăng.

Sáng hôm sau, tôi điện thoại đến văn phòng Công ty Genesco và gặp Hanigan. Đôi khi việc thực hiện một thương vụ phụ thuộc yếu tố thời gian. Toàn bộ sự việc có thể sẽ hoàn toàn khác nếu như có ai đó đã gọi cho ông ta về chuyện này trước tôi. Chúng tôi đã có một cuộc gặp gỡ rất tốt đẹp. Rõ ràng là Genesco đang rất cần tiền mặt nên Hanigan không ngần ngại bán Bonwit hay bất kỳ tài sản nào khác của công ty. Genesco chỉ sở hữu cửa hàng Bonwit thôi, còn khu đất thì họ mướn với thời hạn còn lại là 29 năm. Tôi đồng ý mua lại cửa hàng và quyền thuê đất với giá 25 triệu USD.

Trong đầu tôi, đó mới chỉ là bước khởi đầu. Để xây dựng một tòa nhà đã được hình dung từ lâu trong đầu, tôi còn phải thu thập nhiều miếng đất kế cận nữa. Đó là một tình huống thường thấy trong kinh doanh địa ốc ở New York, nhưng trong trường hợp này tôi đang mua bán ở một khu vực có thanh thế đặc biệt. Điều đó có nghĩa là mọi sự vận động của tôi sẽ khó khăn hơn và cần phải được tính toán một cách cẩn thận hơn.

Dự án để đời

Hăm hở với những thuận lợi đạt được, tôi bàn với Der Scutt thiết kế Trump Tower. Chúng tôi đề nghị xây 70 tầng. Ủy ban qui hoạch thành phố chấp thuận dự án của tôi, theo đó tòa nhà sẽ có 58 tầng. Như vậy, Trump Tower sẽ là tòa nhà căn hộ cao nhất trong thành phố. Tháng 10-1980, Ngân hàng Chase Manhattan đồng ý cho tôi vay tiền để xây Trump Tower.

Ngân sách cho toàn bộ dự án này - mua lại khu đất, xây dựng, chi phí thực hiện, quảng cáo và tiếp thị - lên đến hơn 200 triệu USD. Chúng tôi không nhắm vào những lớp người giàu có lâu đời ở New York vì họ thường thích sống trong những tòa nhà cũ hơn. Trái lại, chúng tôi có thể lôi cuốn những tầng lớp giàu có khác, như doanh nhân, khách nước ngoài...

Tôi vẫn nhớ buổi sáng ngay trước khi chúng tôi bắt đầu bán các căn hộ, một trong những nhân viên kinh doanh chạy vào văn phòng gặp tôi. Cô ta nói: "Thưa ông, chúng ta đang gặp rắc rối. Bên Museum Tower vừa mới công bố giá bán của họ thấp hơn của chúng ta rất nhiều". Tôi suy nghĩ trong giây lát và nhận thấy họ làm thế chỉ tổn hại cho họ mà thôi. Những người giàu có mà chúng tôi nhắm đến không mặc cả khi mua những căn hộ. Họ có thể trả giá với bất kỳ món đồ nào khác nhưng với một căn nhà thì không, họ muốn căn nhà tốt nhất chứ không phải giá tốt nhất. Đưa ra giá bán thấp hơn của chúng tôi, những người của Museum Tower đã công nhận tòa nhà của họ không tốt bằng Trump Tower.

Trong một thời gian ngắn, giá của những căn hộ tốt nhất trên các tầng cao nhất của tòa nhà Trump Tower đã tăng gần gấp đôi. Những căn hộ hai phòng ngủ có giá bán đến 1,5 triệu USD. Và trước khi chúng tôi hoàn tất việc xây dựng vào năm 1983, phần lớn những căn hộ cũng đã được bán hết. Điều kỳ lạ là không ai ngờ rằng khu vực bán lẻ trong Trump Tower lại thành công về mặt thương mại. Kết quả đó quả là một điều may mắn tuyệt vời cho tôi, nó nâng cao thanh thế và sự tín nhiệm của tôi tại New York.

Nó cũng là một thành công về mặt tài chính: tổng cộng tôi đầu tư khoảng 190 triệu USD cho dự án, trong khi đó riêng việc bán các căn hộ tôi cũng đã thu được 240 triệu USD. Nếu tính cả tiền cho thuê văn phòng và các gian hàng bán lẻ thì con số lợi nhuận rất lớn. Điều quan trọng hơn cả là tôi đã tạo dựng Trump Tower - dự án để đời của tôi - trong tình huống khó khăn nhất từ trước đến nay, rồi làm việc ở đó, sống ở đó và có một cảm giác rất đặc biệt về nó. Và chính vì sự gắn bó cá nhân như thế nên đến năm 1986 tôi đã mua lại toàn bộ cổ phần của Equitable, đối tác của tôi trong dự án này.

_____________

Tôi luôn tin rằng việc đầu tư sẽ đạt kết quả tốt nếu mình chịu chi tiền cho những cái tốt nhất. Nhưng với Liên đoàn Bóng bầu dục Mỹ, tôi lại quyết định theo hướng hoàn toàn ngược lại.

Kỳ cuối: Cạnh tranh trong thể thao

DONALD TRUMP(Nguyễn Đăng Thiều dịch)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên