“Thơ là binh pháp của hòa bình” Thú đọc thơ - Văn hóa nghệ thuậtTrần Đăng Khoa: “Khi tôi lên 10...”
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Ảnh: Việt Dũng |
* Nhà thơ để có vần thơ hay lúc nào cũng phải căng tràn cảm xúc, vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình không, thưa anh Trần Đăng Khoa?
"Gặp những vần thơ hay, những ý thơ rào rạt tình người, cơ thể người nghe cũng tiết ra những hormone nội sinh gây hưng phấn cho cơ thể" |
- Không ảnh hưởng gì tới sức khỏe khi mình làm thơ mà ngược lại, những vần thơ hay, những cảm xúc rạt rào khiến mình cảm thấy hạnh phúc hơn, yêu đời hơn và tràn trề sức lực. Các nhà khoa học cho rằng đó là tác dụng của các loại endorphin nội sinh do cơ thể sản xuất trong quá trình thăng hoa và đầy cảm xúc. Hormone này rất cần thiết cho việc làm trẻ lại cơ thể mình, tạo nên một cảm xúc mới và sức lực cũng như sức khỏe mỗi người.
* Ngày xưa, nhiều nhà thơ lớn phải luôn uống rượu và làm thơ trong tình trạng nửa tỉnh nửa say, anh có phải cần đến sự hỗ trợ của rượu và các chất kích thích khác khi làm thơ không?
- Đúng như vậy, phần lớn nhà thơ hay nhạc sĩ nổi tiếng đều cần một chút men để thăng hoa, để bồng bềnh và tràn đầy cảm xúc. Riêng mình thì không cần uống rượu, mình làm thơ từ bé có cần uống rượu đâu, nhưng rất cần một cảm xúc. Cảm xúc đó bắt nguồn từ một sự kiện, một ngoại cảnh, người ta nói tức cảnh sinh tình mà. Không cần đến rượu và chất kích thích mà vẫn có những vần thơ hay đó là tố chất riêng của mỗi người, không phải ai cũng có được. Cho tôi hỏi lại bác sĩ nhé: Bác sĩ có cần uống rượu khi viết bài cho báo không? Chắc là không rồi.
* Có một lần tôi được nghe anh nói: Anh làm thơ cần cù và khó nhọc như người nông dân cày trên mảnh đất của mình? Có thật làm thơ khó đến thế và ảnh hưởng đến sức khỏe như vậy không?
- Có hai dạng nhà thơ: thứ nhất là các nhà thơ luôn bay bổng, đầu óc họ luôn có thơ và thường xuất khẩu thành thơ. Tuy nhiên có những nhà thơ thuộc loại thứ hai: họ lao động cật lực và nghiêm túc trên từng con chữ, như anh nông dân miệt mài cày cấy trên mảnh đất thân yêu của mình. Từng giọt mồ hôi thấm đẫm trên lưng áo và mỗi buổi chiều về anh nông dân khoan khoái và tràn đầy hạnh phúc ngắm nhìn mảnh đất màu mỡ và từng vạt lúa chín vàng trên mảnh đất thân yêu của mình. Tôi làm thơ cũng vậy, nắn nót và cần cù trên từng con chữ, lao động cật lực để có những vần thơ hay mà hoàn toàn khỏe mạnh nhé. Sau mỗi bài thơ hay được làm ra, tôi thấy mình như khỏe hơn, yêu đời hơn, trí óc thông suốt hơn. Đó là tác dụng rất tốt của thơ và những nhà thơ.
* Việc nghe và thưởng thức thơ thường xuyên nghe nói có lợi ích gì cho sức khỏe con người?
- Theo tôi, việc nghe và thưởng thức thơ là một thú vui tao nhã rất cần thiết cho sức khỏe. Gặp những vần thơ hay, những ý thơ rào rạt tình người, cơ thể người nghe cũng tiết ra những hormone nội sinh gây hưng phấn cho cơ thể giống như người làm thơ. Những hormone này, như bác sĩ biết đấy, sẽ làm cho cơ thể trẻ lại, khỏe khoắn và đầy sức sống. Tôi biết có rất nhiều người hằng đêm chỉ chờ mong đến giờ để được nghe thơ. Khi nghe thơ trí não họ hoạt động giống như tập thể dục cho tinh thần vậy. Mà anh biết đấy, những người lao động trí óc nhiều, cảm xúc sôi động dễ sống thọ hơn những người khác đấy.
* Đúng vậy, thưa nhà thơ. Tôi nhớ hồi còn bé đêm nào tôi và ba tôi cũng đợi đến hơn 10 giờ đêm để nghe tiết mục Tiếng thơ của Đài Tiếng nói Việt Nam mà hôm sau vẫn dậy đúng giờ đi làm và đi học. Để kết thúc cuộc trò chuyện, nhà thơ có lời khuyên nào cho mọi người?
- Có chứ, tôi chỉ dám khuyên mọi người muốn có sức khỏe tốt hãy có cuộc sống lành mạnh làm thơ, nghe thơ và thưởng thức thơ. Vì thơ là một phần tất yếu của cuộc sống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận