09/12/2011 01:32 GMT+7

Nghe nhiều lời hứa

(TẤN THÁI)
(TẤN THÁI)

TT - Ngày 8-12, kỳ họp thứ 3 HĐND TP Cần Thơ khóa VIII đã bế mạc sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Câu chuyện thiếu nước sạch và giao thông bê bối đã được các đại biểu truy trách nhiệm của lãnh đạo các sở chuyên ngành.

JfUCayHt.jpgPhóng to
Giao lộ Nguyễn Văn Linh - Ba Tháng Hai (TP Cần Thơ) thường xuyên kẹt xe do dự án bến xe mới ở Q.Cái Răng vẫn án binh bất độngẢnh: C.Q.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo HĐND TP Cần Thơ, phiên chất vấn chưa đạt yêu cầu vì chỉ có 4/10 lãnh đạo sở ngành được đăng đàn trả lời. Các lĩnh vực mà cử tri quan tâm, bức xúc như tài nguyên môi trường, công thương... lại được xin “khất”. Hàng chục câu hỏi trực tiếp của cử tri qua đường dây nóng cũng không được trả lời trực tiếp vì... hết giờ!

Những lời hứa

Trả lời chất vấn của các đại biểu về tình hình đường sá xuống cấp, giao thông bê bối, ông Lư Thành Đồng - phó giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ - thừa nhận hai tuyến đường này hư hỏng nhiều, thường xảy ra tai nạn giao thông nhưng do chưa thể triển khai được dự án mới nên trước mắt sẽ tiến hành sửa chữa, gia cố các cầu yếu. Ông hứa sẽ cho sửa chữa, đảm bảo an toàn giao thông cho đường tỉnh 921 và 922 trước tết. Đại biểu Lê Văn Bảnh nêu thực trạng khác: xe ra vào Khu công nghiệp Trà Nóc phải qua bốn cây cầu và cả bốn đều rệu rã. Ông Đồng cho biết đã kiến nghị Bộ GTVT nâng cấp.

Kiên Giang: nhiều dự án kéo dài

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Kiên Giang, ông Trần Tấn Thành - trưởng Ban kinh tế ngân sách - nhận định vẫn còn công trình, dự án thi công kéo dài, giải ngân thấp (dưới 70%) và chậm đưa vào sử dụng như dự án Khu đô thị Thứ Bảy, Trung tâm thương mại Thứ Ba (huyện An Biên), Trung tâm thương mại Thứ 11...

Câu chuyện các dự án dây dưa nhiều năm được các đại biểu đặt ra với giám đốc Sở Xây dựng Lê Hồng Phát. Ông Phát nói toàn TP hiện còn 16 dự án khu dân cư, đô thị chậm tiến độ, quá thời hạn quy định, trong đó có dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư và dự án đã giải phóng mặt bằng “da beo”. Ông quả quyết “trong tháng 12 chúng tôi sẽ tham mưu UBND TP thu hồi một nửa trong số này nếu dự án không có tiến triển và tháng tiếp theo sẽ xử lý một nửa còn lại”.

Đến năm 2015, 70% dân vẫn thiếu nước sạch

Đăng đàn trả lời trước HĐND, ông Phạm Văn Quỳnh - giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ - cho rằng con số gần 70% người dân nông thôn Cần Thơ chưa có nước sạch vì nhiều năm qua “đầu tư có giới hạn do chúng ta thiếu vốn”. “Để đảm bảo đến năm 2015 có 90% hộ dân của TP được sử dụng nước hợp vệ sinh và 70% sử dụng nước sạch là bài toán khó” - ông Quỳnh phân trần.

Không hài lòng, đại biểu Nguyễn Ngọc Sang vặn lại: “Theo trình bày của ông, rõ ràng ta thiếu vốn trầm trọng, trong khi đó thiếu nước sạch là vấn đề bức bách hằng ngày, hằng giờ của người dân nhưng theo kế hoạch thì còn nhiều năm nữa mới có 70% hộ dân được sử dụng nước sạch sao?”.

Đại biểu Trần Văn Nam cũng thêm vào: “Kế hoạch cấp nước nghe thì hoành tráng đấy nhưng phải chờ đợi. Sở có giải pháp gì không?”. Ông Nguyễn Hữu Lợi - chủ tịch HĐND TP Cần Thơ - chia sẻ với ông Quỳnh: “Sắp tới TP cố gắng đầu tư nhưng phải có trọng điểm, đặc biệt phải quan tâm xã hội hóa việc này”.

Tại An Giang, bắt đầu phiên giải trình và trả lời chất vấn, Sở Tài nguyên - môi trường nhận được 12 ý kiến.

Theo ông Cao Văn Be - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh, nhu cầu về cát rất lớn nên phát sinh nạn khai thác cát lậu và công tác ngăn chặn gặp nhiều khó khăn. Ông cho biết tới đây sở sẽ rà soát các mỏ để sắp xếp lại những khu vực được phép khai thác. Mặt khác sẽ xử lý không chỉ đối với hoạt động khai thác mà cả việc vận chuyển, san lấp trên bờ, đặc biệt là sẽ xử lý tịch thu phương tiện. Sở cũng tăng cường giám sát nội bộ đoàn công tác liên ngành nhằm tránh rò rỉ thông tin khi đi kiểm tra, cũng như tăng cường biện pháp giám sát để ngăn chặn việc bao che hoạt động khai thác lậu.

* Cán bộ được giao đất cho dân thuê lại kiếm lời

Ngày 8-12, tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh chỉ đạo thành lập ngay các đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ảnh của cử tri về vấn đề tinh thần thái độ phục vụ của y - bác sĩ trong tỉnh, về khai thác cát lậu.

Các số điện thoại “nóng” nhận tin báo khai thác cát lậu là 0673.854614; còn y - bác sĩ nhũng nhiễu, tắc trách thì gọi thẳng cho văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp: 0673.851431. Đã có hàng trăm hộ gia đình bị mất đất, mất nhà vì sạt lở do nạn khai thác cát lậu gây ra. Nhiều hộ đến nay vẫn chưa ổn định chỗ ở. Cử tri chỉ ra các điểm “nóng” khai thác cát lậu trên sông Tiền là: xã An Hiệp (huyện Châu Thành), xã Tân Bình (huyện Thanh Bình), xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự)... UBND tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nhắc nhở các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác cát lậu.

Vấn đề thời sự nhất mà đại đa số cử tri nông thôn quan tâm là những thiệt hại do lũ vừa qua khá lớn do hệ thống đê bao không đạt yêu cầu. Ngoài ra, sau lũ việc gia cố đê bao, bơm tát còn chậm nên nhiều nơi người dân chưa thể xuống giống sản xuất vụ lúa đông xuân theo kế hoạch. Việc khôi phục nhiều tuyến đường giao thông còn chậm, khiến việc đi lại nhiều khó khăn, đặc biệt là các tuyến đê Nam Hang - Cả Cách, Nam Hang - Tứ Thường (huyện Hồng Ngự), tuyến đê Cả Mũi (huyện Tân Hồng).

Ông Nguyễn Văn Dương, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết hiện tỉnh đang huy động mọi nguồn lực để tiến hành gia cố đê bao, bơm tát để bà con nhanh chóng gieo sạ đúng lịch thời vụ. Ngay trong năm 2012 tỉnh sẽ có kế hoạch đầu tư hạ tầng thủy lợi, đê bao, giao thông, cụm tuyến dân cư tránh lũ, vùng sản xuất lúa vụ thu đông và xem đây là công tác trọng tâm trong quy hoạch.

Tại kỳ họp ở xứ dừa Bến Tre, cử tri bức xúc nhất là việc giá dừa đang “lao dốc” thảm hại trong khi tết đã đến gần, giảm tới 50% so với tháng trước, ảnh hưởng lớn đến đời sống. Cử tri đề nghị UBND tỉnh phải có giải pháp bảo vệ quyền lợi của người dân và các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa.

Cử tri xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú cho rằng vừa qua việc quản lý rừng phòng hộ chưa chặt chẽ và bất hợp lý. Ban quản lý rừng phòng hộ đã giao khoán cho các cán bộ của ban mỗi người hàng chục hecta nhưng họ không quản lý khai thác mà lại cho thuê, trong khi người dân không có đất sản xuất hoặc công ăn việc làm.

Nhiều cử tri cũng đề nghị UBND tỉnh có biện pháp ngăn chặn tình trạng khoan giếng khai thác nước mặn tràn lan ở các huyện ven biển để nuôi tôm, gây tác động xấu đến môi trường. Còn cử tri ở huyện Chợ Lách, Giồng Trôm... thì bức xúc tình trạng khai thác cát sông hiện nay rất bát nháo, gây sạt lở nhà cửa người dân. Đại biểu HĐND tỉnh Bến Tre kiến nghị UBND tỉnh giao cho cảnh sát môi trường chủ trì việc kiểm tra, xử lý tình trạng này.

dphPoOT8.jpgPhóng to

Khai thác cát lậu trên sông Tiền thuộc địa bàn huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: Ngọc Hậu

Ngày 8-12, tại kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh chỉ đạo thành lập ngay các đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến phản ảnh của cử tri về vấn đề tinh thần thái độ phục vụ của y - bác sĩ trong tỉnh, về khai thác cát lậu.

Các số điện thoại “nóng” nhận tin báo khai thác cát lậu là 0673.854614; còn y - bác sĩ nhũng nhiễu, tắc trách thì gọi thẳng cho văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp: 0673.851431. Đã có hàng trăm hộ gia đình bị mất đất, mất nhà vì sạt lở do nạn khai thác cát lậu gây ra. Nhiều hộ đến nay vẫn chưa ổn định chỗ ở. Cử tri chỉ ra các điểm “nóng” khai thác cát lậu trên sông Tiền là: xã An Hiệp (huyện Châu Thành), xã Tân Bình (huyện Thanh Bình), xã Long Thuận (huyện Hồng Ngự)... UBND tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nhắc nhở các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng khai thác cát lậu.

Vấn đề thời sự nhất mà đại đa số cử tri nông thôn quan tâm là những thiệt hại do lũ vừa qua khá lớn do hệ thống đê bao không đạt yêu cầu. Ngoài ra, sau lũ việc gia cố đê bao, bơm tát còn chậm nên nhiều nơi người dân chưa thể xuống giống sản xuất vụ lúa đông xuân theo kế hoạch. Việc khôi phục nhiều tuyến đường giao thông còn chậm, khiến việc đi lại nhiều khó khăn, đặc biệt là các tuyến đê Nam Hang - Cả Cách, Nam Hang - Tứ Thường (huyện Hồng Ngự), tuyến đê Cả Mũi (huyện Tân Hồng).

Ông Nguyễn Văn Dương, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết hiện tỉnh đang huy động mọi nguồn lực để tiến hành gia cố đê bao, bơm tát để bà con nhanh chóng gieo sạ đúng lịch thời vụ. Ngay trong năm 2012 tỉnh sẽ có kế hoạch đầu tư hạ tầng thủy lợi, đê bao, giao thông, cụm tuyến dân cư tránh lũ, vùng sản xuất lúa vụ thu đông và xem đây là công tác trọng tâm trong quy hoạch.

(TẤN THÁI)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên