25/10/2017 16:44 GMT+7

Nghe Bolero là biết được sức khỏe của nền kinh tế?

HUỲNH THẾ DU
HUỲNH THẾ DU

TTO - Giữa những phát ngôn qua lại và đối đáp nảy lửa của cả công chúng lẫn các nghệ sỹ , Bolero trong mắt của một kinh tế gia có ý nghĩa như thế nào?

Nghe Bolero là biết được sức khỏe của nền kinh tế? - Ảnh 1.

Tùng Dương và Sơn Tùng M-TP - Ảnh: GIA TIẾN

Có lẽ sự thịnh hành của các dòng nhạc phản ánh tâm trạng của xã hội và sức khoẻ của nền kinh tế.

Nhạc hải ngoại lên ngôi ở thập niên 1990 phản ánh sự háo hức và hăm hở với thời kỳ Mở cửa của người Việt.

Khi đó, ngay cả khi nghe Chuyện ba người của danh ca Tuấn Vũ thì tâm trạng của số đông là sự rạo rực với những điệu nhảy bốc lửa của cô ca sỹ Linda Trang Đài.

Đến thập niên 2000, khi những quả ngọt của Đổi mớiMở cửa được hái, sự lạc quan yêu đời với những tương lai tươi sáng đã làm cho những làn điệu trữ tình về quê hương đất nước được vút cao.

Đến nay, những hậu quả của sự vấp ngã do lạc quan thái quá và những chính sách phát triển không phù hợp bộc lộ rất rõ.

Cuộc sống trong nước của nhiều người đối diện với không ít rủi ro về an toàn, bệnh tật và nhiều người phải tha phương làm xuất khẩu lao động tại xứ Đài hay làm dâu xứ Hàn...

Do vậy, những làn điệu Bolero buồn của những ban nhạc bình dân như Tam ca thuốc lào đến những tên tuổi nổi tiếng phù hợp với tâm trạng của số đông hơn.

Sự lên ngôi của Bolero là một chỉ báo cho thấy tính bao trùm trong phát triển của Việt Nam dường như chưa đạt được cho dù tỷ lệ tăng trưởng GDP năm thấp nhất của hơn một thập niên qua cũng không đến nỗi nào.

Thử nhìn qua chuyện bếp núc một chút. 

Phải chăng hầu hết các show hoành tráng của các ca sỹ hải ngoại mà chủ yếu là Bolero diễn ra ở Hà Nội chứ không phải là Sài Gòn là lý do có nhiều tiếng bấc, tiếng chì từ những người có lợi ích liên quan?

Nhiều vấn đề đôi khi được nâng quan điểm lên quá mức, nhưng nhìn trần trụi có khi đơn giản chỉ là lợi ích hay con gà tức nhau tiếng gáy.

Nhìn theo quan điểm chi phí hay sức lao động bỏ ra (đã rất lỗi thời) thì quả là phi lý khi các cuộc thi sắc đẹp (chỉ nhờ sắc đẹp trời phú) có giải thưởng rất lớn, trong khi các cuộc thi trí tuệ (phải khổ luyện rất nhiều) thì giải thưởng chẳng đáng là bao.

Trái lại, nhìn theo các quy luật thị trường thì có thể giải thích rất dễ. Không ai chấp nhận chi trả cao hơn lợi ích/giá trị mình nhận được trực tiếp. Những gì phổ biến, được nhiều người đón nhận là chúng đang mang lại lợi ích cho họ.

Tóm lại, nhìn thị hiếu âm nhạc của công chúng cũng có thể thấy được những vấn đề của xã hội và những hàm ý chính sách rất rõ ràng.

Ông Huỳnh Thế Du là giảng viên chính sách công tại trường Đại học Fulbright Việt Nam. Ông Du là một chuyên gia về kinh tế đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng và tài chính ngân hàng.

Bài viết thể hiện góc nhìn thú vị của tác giả soi chiếu sức khỏe của một nền kinh tế qua gu âm nhạc.

Mời bạn đọc cùng tranh luận!


Tùng Dương, Ngọc Sơn, bolero và Ngọc Sơn Tùng M-TP Tùng Dương, Ngọc Sơn, bolero và Ngọc Sơn Tùng M-TP

TTO - Một lần nữa, báo mạng lại 'tỏ ra' xuất sắc trong việc tạo ra một bài viral. Cái nhận xét về bolero ca sĩ Tùng Dương nói cách đây mấy năm, nay anh chỉ xác nhận lại lần nữa, vậy mà vẫn có thể trở thành một bài hot.

HUỲNH THẾ DU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên