Ngành ngân hàng đã có nhiều hoạt động thiết thực để cùng cộng đồng chống dịch
Hoạt động chính của hệ thống ngân hàng là cung ứng vốn cho doanh nghiệp và người dân, có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng như rất nhiều ngành nghề khác của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đã có những thay đổi tích cực khi quan tâm nhiều hơn đến việc thực thi các trách nhiệm xã hội.
Điển hình trong gần 2 năm dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội, toàn ngành đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả để cùng chung tay với cả nước chống dịch. Cụ thể, tính đến nay, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, ngành ngân hàng đã ủng hộ trên 1.300 tỉ đồng hỗ trợ công tác phòng chống COVID-19, mua sinh phẩm chẩn đoán, mua vắc xin… trong đó ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống COVID-19 khoảng 700 tỉ đồng.
Ngành Ngân hàng còn thực hiện trách nhiệm xã hội rõ nét thông qua các hoạt động giãn, hoãn nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Từ lúc dịch khởi phát, NHNN cũng đã điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm tối đa chi phí hoạt động để dành nguồn lực cho hoạt động này.
Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của NHNN, 16 ngân hàng thương mại chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế, gồm: MB, Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, SHB, LienVietPostBank, Techcombank, ACB, VPBank, TienphongBank, Sacombank, HDBank, MSB, SeABank, VIBank đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam từ 15-7-2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi cam kết giảm ước tính 20.613 tỉ đồng.
Riêng ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) ngoài việc thực hiện trọng trách của ngành còn "nhận nhiệm vụ" số hóa hoạt động thiện nguyện, góp phần đưa ra giải pháp để các hoạt động từ thiện của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng trở nên minh bạch hơn.
MB đã nhanh chóng đưa ra giải pháp số hóa hoạt động thiện nguyện bao gồm: Tài khoản ngân hàng thiện nguyện, ứng dụng Thiện Nguyện và website https://thiennguyen.app để giúp các cá nhân, tổ chức vận động từ thiện có thể đáp ứng đúng các quy định trong Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo vừa mới có hiệu lực ngày 11-12-2021.
Với giải pháp Thiện Nguyện online người vận động có thể chủ động theo dõi mọi nguồn thu chi, người ủng hộ cũng dễ dàng giám sát việc thực hiện thu chi của người vận động
Ông Vũ Thành Trung, Thành viên Ban điều hành - Giám đốc Khối Ngân hàng số MB, cho biết: "Thông qua các giải pháp do MB xây dựng, những người gây quỹ và người ủng hộ có thể kết nối trực tiếp tương tác thường xuyên, hỗ trợ kịp thời cho các chiến dịch giúp đỡ cộng đồng. Tất cả đều được thực hiện một cách tự động trên nền tảng số, giúp các cá nhân, đơn vị làm từ thiện có một công cụ để kiểm soát các khoản thu chi minh bạch hơn. "
Trách nhiệm xã hội không còn là một khái niệm xa lạ khi các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nỗ lực kết nối gần hơn với cộng đồng. Những động thái tích cực của ngành ngân hàng trong suốt 2 năm nay không chỉ cho thấy các nhà băng đã chủ động để trở nên "thân thiện", gần gũi với công chúng mà qua đó, các doanh nghiệp, cá nhân cũng có thêm sự trợ lực để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, từng bước phục hồi sau dịch, tạo nên sức mạnh chung cùng nhau vực dậy nền kinh tế.
Từ ngày 15-9-2021 đến nay tài khoản thiện nguyện của MB đã được triển khai thí điểm, cung cấp tài khoản chuyên dùng cho 150 cá nhân vận động ủng hộ có nghề nghiệp chuyên môn đa dạng như doanh nhân, nhà báo, nghệ sĩ, luật sư, nhà giáo, chủ nhiệm các câu lạc bộ, đội nhóm tình nguyện trên toàn quốc.
Ứng dụng thiện nguyện cũng được cộng đồng ủng hộ với gần 8.000 tài khoản người dùng, với hơn 3.500 lượt ủng hộ trị giá hơn 5 tỉ đồng cho 50 mục tiêu, chiến dịch được phát động.
Đăng ký mở tài khoản thiện nguyện và theo dõi các chiến dịch trên App Thiện Nguyện tại: http://onelink.to/37gnyt
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận