02/05/2012 10:54 GMT+7

Ngành biên phiên dịch có nhiều cơ hội việc làm?

NGUYỄN TRUNG THÀNH (trưởng văn phòng Công ty CP đầu tư & phát triển Sacom)
NGUYỄN TRUNG THÀNH (trưởng văn phòng Công ty CP đầu tư & phát triển Sacom)

TTO - * Xin hỏi ngành tiếng Anh biên phiên dịch và tiếng Anh thương mại, ngành nào có nhiều cơ hội việc làm hơn?

79HDmU8C.jpgPhóng to

Ngành biên phiên dịch và tiếng Anh thương mại đều cần kiến thức văn hóa, lịch sử, xã hội... Ảnh: tripadvisor.es

Em được biết ngành biên phiên dịch đòi hỏi cần có kiến thức văn hóa, lịch sử, xã hội, nhưng em không có khuynh hướng tiếp thu nhiều với những thứ đó. Liệu em có nên theo ngành biên phiên dịch?

(windy_tales@...)

- Chào bạn. Về trường hợp của bạn, tôi sẽ đề cập công việc và yêu cầu chuyên môn, năng lực liên quan đến ngành học biên phiên dịch hoặc tiếng Anh thương mại để bạn có thể tự quyết định chọn ngành học phù hợp.

Trước tiên, bạn nên xác định một số yêu cầu đối với các công việc có liên quan ngành học biên phiên dịch tiếng Anh hoặc tiếng Anh thương mại. Về cơ bản, dù học ngành nào bạn cũng đều cần cập nhật thêm thông tin, kiến thức liên quan đến công việc của bạn sau này:

- Kiến thức văn hóa, lịch sử, xã hội, kiến thức về đất nước… nếu bạn theo ngành du lịch, hướng dẫn viên;

- Thông tin về doanh nghiệp như ngành hàng, kinh doanh, sản xuất nếu bạn làm nhân viên phiên dịch cho một doanh nghiệp;

- Kiến thức về thương mại, quan hệ quốc tế… nếu bạn học làm công tác quan hệ quốc tế hoặc giao dịch với đối tác nước ngoài...

Ngoài ra, bạn cũng cần thêm một số yếu tố liên quan khác (kỹ năng giao tiếp, ngoại hình nếu bạn làm phiên dịch cho doanh nghiệp; sức khỏe, sự năng động nếu theo nghề hướng dẫn viên du lịch)…

Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn cần nhân sự chuyên ngành học biên phiên dịch và tiếng Anh thương mại. Tuy nhiên, ngoài những kiến thức ở trường mà bạn được học, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu bạn một số kiến thức, năng lực khác như đề cập ở trên.

Do đó, dù bạn theo ngành học biên phiên dịch tiếng Anh hay tiếng Anh thương mại, bạn vẫn cần cập nhật thêm kiến thức, thông tin liên quan, đặc biệt là thông tin liên quan ngành nghề và doanh nghiệp bạn sẽ theo đuổi trong tương lai (du lịch, sản xuất, dịch vụ, thương mại…).

Trên hết, bạn cần suy nghĩ kỹ về định hướng nghề nghiệp của bản thân. Hãy chọn nghề nào phù hợp với năng lực, khả năng và bạn có đam mê theo đuổi công việc đó. Sau đó bạn mới có thể khẳng định vị trí của mình trong một doanh nghiệp.

Chúc bạn có quyết định đúng đắn và thành công trong công việc!

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc... bạn đọc gửi về chương trình "Tư vấn việc làm" tại địa chỉ: tto@tuoitre.com.vn Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

NGUYỄN TRUNG THÀNH (trưởng văn phòng Công ty CP đầu tư & phát triển Sacom)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên