Trong 2 ngày 5 và 6-12 vừa qua, HDBank vừa khai trương hai điểm giao dịch mới tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Trợ lực cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Hai điểm giao dịch mới này đặt tại huyện Duyên Hải và huyện Tiểu Cần, thuộc tỉnh Trà Vinh, nâng quy mô hoạt động của HDBank lên 364 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Tất cả điểm giao dịch mới của HDBank đều được thiết kế hiện đại, không gian rộng rãi và tiện nghi. Để phục vụ chiến lược bán lẻ, HDBank đang phát triển đồng bộ các hoạt động như ứng dụng số hóa, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện dịch vụ...
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới HDBank hỗ trợ tích cực cho khách hàng đối với các dịch vụ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, du lịch dịch vụ...
Đại diện HDBank cho biết việc mở rộng mạng lưới giao dịch là một kế hoạch quan trọng của HDBank nhằm cung cấp danh mục sản phẩm - dịch vụ tài chính ngân hàng tối ưu, hiện đại tới nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt ở khu vực miền núi, nông thôn, cũng như phục vụ việc tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng mới.
Đây cũng là kế hoạch phát triển chiến lược quy mô và chất lượng hoạt động mà hội đồng quản trị HDBank đã thông qua trong giai đoạn 2021 - 2025.
Năm 2024 ngân hàng tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển xanh và bền vững, không ngừng tích hợp công nghệ số nhằm phục vụ nhóm khách hàng bán lẻ và doanh nghiệp nhỏ tại các khu vực nông thôn và đô thị đang phát triển.
Kết quả kinh doanh của HDBank cũng rất khả quan với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 12.655 tỉ đồng, các chỉ số ROE và ROA thuộc nhóm dẫn đầu ngành, phản ánh sức mạnh tài chính bền vững và năng lực quản lý rủi ro hiệu quả.
Ngân hàng cũng tiên phong trong việc thành lập ủy ban ESG để giám sát thực thi các sáng kiến bền vững, phát hành báo cáo phát triển bền vững nhằm nâng cao nhận thức về ESG trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Song hành cùng thành tựu kinh doanh, HDBank còn tích cực tham gia các chương trình xã hội với gói tín dụng ưu đãi 12.000 tỉ đồng hỗ trợ khôi phục kinh tế sau bão, và đóng góp 80 tỉ đồng vào chương trình xóa nhà tạm do Thủ tướng phát động.
Thúc đẩy tiêu thụ nông đặc sản Việt hiệu quả trên nền tảng số
Trước đó năm 2023, HDBank đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ toàn diện cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP, góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông đặc sản Việt hiệu quả trên nền tảng số.
Doanh số bán hàng của "Chợ phiên OCOP" livestream trên TikTok có trợ giá của HDBank đã đạt hàng tỉ đồng.
Năm 2024, hành trình này tiếp tục được thúc đẩy với nhiều giải pháp thiết thực và hiệu quả hơn nữa cho từng địa phương trên cả nước.
Với hành trình 35 năm hoạt động, HDBank là ngân hàng thương mại tiên phong và có thế mạnh trong phát triển tín dụng xanh, tài trợ các chuỗi giá trị, đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn với nhiều chương trình, nhiều sản phẩm đặc thù và chuyên biệt cùng nhiều chương trình ưu đãi liên tục được triển khai cho các doanh nghiệp ở từng địa phương.
HDBank cũng đã phát triển hệ thống website dịch vụ tài chính gắn với đặc thù của từng địa phương tại 63 tỉnh thành, giúp khách hàng ở từng địa phương dễ dàng kết nối, giải quyết nhu cầu tài chính và giao dịch mọi lúc mọi nơi.
Đồng thời, ngân hàng đã phát triển ứng dụng chuyên biệt app HDBank Nông thôn với nhiều tính năng, tiện ích dành riêng cho khách hàng khu vực nông nghiệp và nông thôn trên cả nước.
Lãnh đạo HDBank từng chia sẻ rằng trong chiến lược tập trung phát triển kinh tế địa phương và các ngành hàng chủ lực, HDBank đã nâng tầm thiết kế danh mục sản phẩm - dịch vụ dành cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Nhiều chương trình ưu đãi cùng các sản phẩm chuyên biệt của HDBank trong lĩnh vực này đã nhanh chóng thu hút nhiều khách hàng để mở rộng thị phần, với những chuỗi liên kết và chuỗi giá trị hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.
Giúp phát triển nông nghiệp bền vững
Nhiều năm nay, HDBank đã xây dựng, phát triển sản phẩm cho vay dành riêng cho nông nghiệp với mức vay không giới hạn từ 50 triệu đồng, thời hạn vay và phương thức trả nợ linh hoạt, chứng từ đơn giản, giúp khách hàng tiếp cận kịp thời gói vay phù hợp với nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế gia đình của khách hàng.
Bên cạnh đó, HDBank triển khai nhiều ưu đãi về phí và lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như kinh doanh tiêu, cà phê, điều, lúa gạo...
Ngân hàng cũng triển khai các gói cho vay bổ sung vốn lưu động (thanh toán/tạm ứng tiền mua lúa, gạo), bảo lãnh cho các đại lý, phát hành LC, tài trợ xuất khẩu sau giao hàng phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu lương thực, tạo nguồn vốn kịp thời cho doanh nghiệp trong mùa cao điểm thu hoạch.
Các gói tín dụng trên của HDBank sẽ giúp nông dân và doanh nghiệp thuộc chuỗi giá trị nông nghiệp lớn có thêm nguồn vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án chuyển đổi cơ cấu canh tác phù hợp, đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết hệ thống tín dụng trên địa bàn TP.HCM thời gian qua đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tính đến nay, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn theo nghị định 55 đạt 345.581 tỉ đồng, với 2,01 triệu khách hàng. So với cuối năm trước, con số này tăng 2%, trong đó vay của cá nhân và hộ kinh doanh đạt 115.991 tỉ đồng, chiếm 33,5% tổng dư nợ.
Vào tháng 12-2023, HDBank ra mắt dịch vụ HDBank nông thôn với sản phẩm nổi bật là app HDBank Nông thôn, HDBank cũng đã triển khai ưu đãi "Cho vay nông nghiệp nông thôn" dành cho khách hàng cá nhân đăng ký khoản vay mới thông qua chương trình Cộng tác viên trên ứng dụng HDBank Nông thôn.
Việc hướng dòng vốn lớn vào chuỗi nông nghiệp, nông thôn là một trong các nội dung quan trọng trong chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới. Vì bên cạnh sức hấp thụ vốn tốt, khu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ tạo cơ hội để phát triển các giải pháp trong quản lý dòng tiền và cho vay theo chuỗi, triển khai những tiện ích công nghệ và số hóa.
Tại khu vực thị trường này, HDBank đã triển khai thành công tài trợ các chuỗi có quy mô lớn. Đây cũng chính là một "big data" để lượng khách hàng số, giao dịch trên kênh số của HDBank tăng nhiều lần chỉ vài năm qua.
Với chiến lược cho vay theo chuỗi liên kết, HDBank đang cùng các doanh nghiệp và bà con nông dân nắm bắt cơ hội tăng trưởng trong thị trường gạo đầy tiềm năng, góp phần mở ra kỳ vọng ngành lúa gạo Việt Nam hướng tới những kỷ lục mới, với vị thế mới trên trường quốc tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận