25/04/2025 21:13 GMT+7

Ngắm hình ảnh xe tăng húc cổng dinh Độc Lập tại công viên Thống Nhất

Những bức tranh quý, mang ý nghĩa đặc biệt dịp này như ‘Xe tăng húc cổng dinh Độc Lập’ của Trần Hữu Chất, ‘Trước dinh Độc Lập, Sài Gòn 1975’ của Huy Toàn, ‘Dừng lại’ của Lê Lam… đang được giới thiệu tới nhân dân tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.

Bài ca thống nhất - Ảnh 1.

Triển lãm Bài ca thống nhất được tổ chức tại công viên Thống Nhất mang ý nghĩa đặc biệt - Ảnh: BTC

Đây là triển lãm Bài ca thống nhất do Công ty Tân Hà Nội phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân… tổ chức, để chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân chủng Hải quân (7-5-1955 - 7-5-2025).

Bài ca thống nhất ở công viên Thống Nhất

Tại buổi khai mạc triển lãm ngày 25-4, ông Nguyễn Quang Hưng đại diện nhà tổ chức nói triển lãm được diễn ra tại công viên Thống Nhất, công viên mang cái tên gửi gắm khát vọng thống nhất nước nhà của người dân miền Bắc từ năm 1961, trở nên có ý nghĩa đặc biệt.

Mỗi tác phẩm nghệ thuật được trưng bày không chỉ là kết tinh của tài năng và tâm huyết từ các nghệ sĩ tài hoa, mà còn là những lát cắt sống động về hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Bài ca thống nhất - Ảnh 2.

Tác phẩm Xe tăng húc cổng dinh Độc Lập của Trần Hữu Chất

Vì điều kiện tổ chức ngoài trời tại địa điểm đặc biệt, triển lãm trưng bày bản in các tác phẩm sơn mài, sơn dầu và các ký họa chiến trường của các họa sĩ quân đội từng tham gia kháng chiến như họa sĩ Huy Toàn, Lê Lam, Trần Hữu Chất, Phạm Ngọc Liệu, Phan Oánh.

Cùng các họa sĩ thế hệ sau như Trịnh Bá Quát, Ngân Chài, Đinh Công Khải, Thế Hữu, Đào Hoa Vinh… Và cả các tác phẩm của các họa sĩ sinh ra và lớn lên trong hòa bình như Phạm Hoàng Văn, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thu Thủy, Đào Thế Am, Nguyễn Doãn Sơn…

Tại triển lãm có 3 tác phẩm đặc biệt là bức sơn dầu Điện Biên Phủ trên không của họa sĩ Nguyễn Thuận, hai bức sơn mài Giải phóng Buôn Ma ThuộtXe tăng húc cổng dinh Độc Lập của họa sĩ Trần Hữu Chất.

Ngắm hình ảnh xe tăng húc cổng dinh Độc Lập tại công viên Thống Nhất - Ảnh 3.

Tác phẩm Trước dinh Độc lập, Sài Gòn 1975 của Huy Toàn

Mỗi bức tranh một câu chuyện cảm động

Triển lãm giới thiệu bức tranh Chào Việt Nam quê hương tôi cao 1,8m dài 300m bằng chất liệu acrylic của họa sĩ Ngô Bá Hoàng là một điểm nhấn của triển lãm, thể hiện đất nước Việt Nam tươi đẹp, hòa bình thống nhất trải dài từ cột cờ Lũng Cú đến mũi Cà Mau.

Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy, đại diện ban tổ chức, cho biết đằng sau mỗi tác phẩm là những câu chuyện cảm động của họa sĩ và những nhân vật mẫu vẽ của họ.

Năm 1966, họa sĩ Lê Lam từ chối suất đi tu nghiệp ở Liên Xô và xung phong vào sáng tác tại chiến trường miền Nam. 

Tại đây năm 1967, ông đã tìm gặp nhân vật chị Tư Cào - người đã tay không ngăn xe địch ở Long An lúc bấy giờ - để vẽ ký họa. Bức tranh cổ động Dừng lại ra đời và nhanh chóng trở nên nổi tiếng.

Công chúng yêu mỹ thuật sẽ được ngắm nhiều tác phẩm thật tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trong tháng 5 tới, trong triển lãm nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Bác Hồ (19-5-1890 - 19-5-2025).

Bài ca thống nhất - Ảnh 4.

Tác phẩm Hai nữ tướng trong kháng chiến chống Mỹ của Nguyễn Thu Thủy

Bài ca thống nhất - Ảnh 5.

Tác phẩm Điện Biên Phủ trên không của Nguyễn Thuận

Bài ca thống nhất - Ảnh 6.

Tranh màu nước Mùa xuân hy vọng của họa sĩ Lê Lam

Bài ca thống nhất - Ảnh 7.

Một phần bức tranh Chào Việt Nam quê hương tôi của họa sĩ Ngô Bá Hoàng

Ngắm cảnh xe tăng húc cổng Dinh Độc Lập tại công viên Thống Nhất - Ảnh 8.Đêm nghệ thuật 'Bài ca thống nhất' tái hiện chiến thắng vẻ vang của dân tộc

Chương trình nghệ thuật giao hưởng thính phòng Bài ca thống nhất diễn ra trong 120 phút mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên