Phóng to |
Các nhà khoa học thuộc Học viện Khoa học Nga tại Siberia cho biết họ đã tìm thấy mỏ kim cương khổng lồ nằm trong hố thiên thạch Popigal ở phía đông Siberia. Khu vực này được phát hiện từ năm 1970, nhưng không được công bố vì chính quyền Nga Xô viết muốn tập trung vào việc sản xuất kim cương nhân tạo phục vụ công nghiệp.
Hố kim cương Popigai Astroblem được tạo ra khi một thiên thạch khổng lồ lao xuống Trái đất khoảng 35 triệu năm trước, để lại hố sâu đường kính 100km. Kim cương hình thành trong hố này có đặc tính là độ cứng đặc biệt cao, gấp 2 lần độ cứng kim cương thường, chỉ thích hợp dùng cho mục đích khoa học và công nghiệp thay vì trở thành những vật trang sức mắc tiền.
Ông Nikolai Pokhilenko, giám đốc Viện Địa chất và khoáng sản tại Novosibirsk, cho biết cấu trúc phân tử cacbon của loại kim cương này khác kim cương thông thường khác.
Hiện nay, trữ lượng kim cương ở đây đang đứng đầu trên thế giới, vượt qua mức kỷ lục mỏ kim cương ở khu vực Yakutia, ước tính khoảng 1 tỉ carat.
Việc tìm thấy cũng như khẳng định loại khoáng sản này sẽ tạo nên một cuộc cách mạng. Mặc dù thế, chúng cũng không ảnh hưởng nhiều đến thị trường kim cương, nơi kim cương được bán ra với mục đích trang sức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận