Chicago căng thẳng trước hội nghị NATOG8 nhất trí sơ bộ vấn đề Iran, Triều Tiên, Syria
Phóng to |
Giữ nguyên thời hạn rút quân khỏi Afghanistan
Rút quân khỏi Afghanistan là chủ đề thống trị trong cuộc họp thượng đỉnh lần này của NATO. Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết các lãnh đạo ủng hộ kế hoạch rút quân do Mỹ đề xuất vào cuối năm 2014, chuyển sang sứ mệnh huấn luyện cho quân đội Afghanistan và hỗ trợ tổ chức bầu cử tổng thống ở Afghanistan trong năm 2014.
Từ giữa năm 2013, NATO sẽ bàn giao vai trò dẫn đầu trong các hoạt động chiến đấu cho lực lượng Afghanistan. “Không có chuyện sốt vó tìm lối thoát. Mục tiêu, chiến lược và mốc thời gian của chúng tôi không thay đổi” - Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói.
Phóng to |
Tổng thống Pháp Francois Hollande, dưới áp lực trong nước, đã tái khẳng định sẽ rút toàn bộ quân Pháp khỏi Afghanistan vào cuối năm 2012, sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Ông Rasmussen nói những hành động thế này là một phần của kế hoạch chứ không phải sự mâu thuẫn.
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nói quốc gia của ông hoàn toàn nhận thức được trách nhiệm của mình. Một số thành viên NATO - gồm Mỹ, Úc, Anh và Đức - đã cam kết viện trợ cho quỹ 4 tỉ USD/năm do NATO kêu gọi để hỗ trợ quân đội Afghanistan tự đương đầu với phiến quân Taliban, trong đó Mỹ sẽ chịu một nửa số tiền quỹ này.
Khởi động lá chắn tên lửa châu Âu
Các lãnh đạo NATO đã khởi động lá chắn tên lửa cho châu Âu ở giai đoạn ban đầu với “khả năng cơ bản” để bắn hạ tên lửa, bất chấp sự phản đối của Nga.
Theo một quan chức NATO, Tổng thống Obama và các đồng minh “vừa quyết định” tại hội nghị thượng đỉnh về việc triển khai tàu chiến Mỹ có trang bị tên lửa đánh chặn đến Địa Trung Hải và một hệ thống radar cảnh báo tại Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chỉ huy của NATO.
Tổng thư ký Rasmussen cho biết đây là bước đi đầu tiên để tiến đến việc thiết lập lá chắn cho toàn bộ khu vực châu Âu vào năm 2018. Giai đoạn cuối cùng của kế hoạch sẽ hoàn tất vào năm 2022, khi đó lá chắn này có thể bảo vệ nước Mỹ từ châu Âu.
Không can thiệp vào Syria
Tổng thư ký Rasmussen bày tỏ lo ngại về tình hình bạo lực ở Syria, nhưng khẳng định liên minh “không có ý định” tiến hành hành động quân sự chống lại chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.
“Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động của lực lượng an ninh Syria và sự đàn áp nhân dân của họ. Chúng tôi kêu gọi lãnh đạo Syria đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân mình - ông Rasmussen nói - Nhưng một lần nữa, NATO không có ý định can thiệp vào Syria”.
Phóng to |
Trước đó, các nguyên thủ tại cuộc họp G8 đã tuyên bố một cuộc “chuyển giao chính trị” là điều cần thiết để chấm dứt khủng hoảng ở Syria. Tổng thư ký Rasmussen kêu gọi chính quyền Assad thực hiện thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch hòa bình của Liên Hiệp Quốc, “đó là nền tảng tốt nhất để tìm ra giải pháp cho Syria”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận