Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, trong số 15.310 tỷ đồng này thì vốn từ nguồn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ, ODA là 11.570 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh 800 tỷ đồng và vốn của các doanh nghiệp là 2.940 tỷ đồng.
Việc đầu tư các công trình thủy lợi là nhằm đảm bảo chủ động nguồn nước tưới trong vùng quy hoạch cà phê bền vững của tỉnh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng cũng như sức cạnh tranh cho thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” trên thị trường trong nước và quốc tế.
Mặt khác, việc đầu tư này sẽ nâng diện tích cà phê được tưới chủ động ở các vùng cà phê bền vững của tỉnh như Ea H’leo, Krông Búk, Krông Năng, Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Ana, Krông Pắk, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột tăng lên gần 74.250ha.
Tỉnh Đắk Lắk hiện nay có gần 204.500 ha cà phê, sản lượng hằng năm đạt từ 460.000 tấn cà phê nhân trở lên; trong đó có 90% sản lượng dành cho xuất khẩu, chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.
Tuy nhiên, ngành cà phê Đắk Lắk đang đứng trước nhiều thách thức, trong đó có hệ thống thủy lợi phục vụ tưới cho cây cà phê còn quá thiếu, chỉ mới có khoảng 46.136 ha/204.500 ha cà phê được tưới từ các công trình thủy lợi, chiếm gần 25% diện tích.
Trên 75% diện tích cà phê còn lại sử dụng nước tưới từ giếng đào, giếng khoan và bơm trực tiếp từ sông, suối, gây nên tình trạng tụt sâu mực nước ngầm, làm nghèo kiệt nguồn nước ảnh hưởng đến quá trình biến đổi khí hậu của khu vực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận