Tag: Nam kỳ

Bi tráng Nam Kỳ

TTO - Đêm 22 rạng sáng 23-11-1940, suốt 20 tỉnh thành Nam Kỳ, lực lượng quần chúng - vũ trang đã nổi dậy. Cờ đỏ sao vàng lần đầu phất phới bay. Tính đến năm ấy, thực dân Pháp đã xâm lược và đô hộ Nam Kỳ 73 năm...

TTO - Bến Nhà Rồng, dinh Xã Tây, dinh Thống Nhất, đường Catinat, công xưởng đóng tàu Ba Son, Bưu điện TP, nhà thờ Đức Bà, Tòa án nhân dân thành phố, cầu Bình Lợi, phụ nữ Nam Kỳ xưa đẹp như thế nào ở đầu thế kỷ 20?

Choáng ngợp với tư liệu, hình ảnh Nam Kỳ và Sài Gòn xưa

TTO - Triển lãm 'Sài Gòn từ thành thị phong kiến đến thành phố kiểu phương Tây' vừa mở cửa đón công chúng tại số 2 Ter Lê Duẩn, TP.HCM chiều 3-1.

Những bức tượng nhà bác học P. Ký tại Sài Gòn đang ở đâu?

TTO - 10 năm sau khi nhà bác học Trương Vĩnh Ký tạ thế, trang đầu báo Lục Tỉnh Tân Văn số ra ngày 4-6-1908 đã kêu gọi dựng tượng Trương Vĩnh Ký ở trung tâm Sài Gòn.

Nguyễn An Ninh ở Côn Đảo

TT - Cứ đến ngày 14-8, Côn Đảo lại nhộn nhịp với lễ giỗ nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Ở Bảo tàng Côn Đảo, ảnh Nguyễn An Ninh được treo trang trọng cùng các nhà yêu nước, các lãnh đạo từng trải qua những ngày địa ngục trần gian.

Ước vọng chưa thành

TT - Cuộc gặp gỡ giữa ba người Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền tại Pháp năm 1927 là lần gặp cuối cùng. Để rồi sau đó Nguyễn An Ninh về nước mỏi mòn chờ đợi, còn Nguyễn Thế Truyền đến chết vẫn mang nỗi niềm vô vọng.

Gióng lên những "tiếng chuông rè"

TT - Nguyễn An Ninh thực hiện mọi việc như đã bàn bạc cùng nhau trên đất Pháp. Làm báo và diễn thuyết để đánh thức tinh thần dân tộc, để thổi bùng ngọn lửa yêu nước. Viết báo cho những ai có học hành đọc, diễn thuyết cho những người ít học nghe. Nơi gieo mầm trước tiên là thanh niên và viên chức ở thành phố, trí thức ở nông thôn như thầy giáo và hương chức trong bộ máy làng xã.

Tài liệu sử học về Người lính thuộc địa Nam kỳ

TT - Một công trình quan trọng của một lĩnh vực hiếm thấy trong các đề tài sử học: nghiên cứu về người lính bản xứ Nam kỳ trong thời Pháp thuộc, của tác giả Tạ Chí Đại Trường, vừa được Nhã Nam liên kết với NXB Tri Thức xuất bản.

Hồ sơ Gia Định báo - Kỳ cuối: Tiếng Việt thời Gia Định báo

TT - Có thể nói rằng chữ trong Gia Ðịnh báo không hoàn toàn như ngày nay nhưng cũng không quá cổ xưa. Nếu trong Phép giảng tám ngày (được Alexandre de Rhodes viết) chúng ta gặp những từ cực khó hiểu như “blời” để chỉ “trời” thì Gia Ðịnh báo hoàn toàn không có.

Nam bộ trên mặt báo xưa

TT - “Gia Định báo là ấn bản bản xứ của tờ công báo” cho thấy nội dung chính của Gia Định báo là “thông tin nhà nước” là chính. Phần công vụ là phần quan trọng nhất và luôn chiếm từ 3/4 đến 4/5 mặt trang. Phần lớn là các lệnh, nghị định, thông báo... liên quan hoặc không hề liên quan tới dân chúng.