Phóng to |
Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton phát biểu tại cuộc họp báo tại Copenhagen - Ảnh: AP |
Số tiền này sẽ được dùng tập trung vào việc xây dựng đê điều chống mực nước biển dâng, viện trợ cho các dự án năng lượng tái chế, đối phó hạn hán và các tác động khác của biến đổi khí hậu.
Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức khác, từ năm 2020 chi phí lâu dài về khí hậu cho tất cả các nước nghèo có thể lên đến hàng trăm tỉ USD mỗi năm.
Hội nghị Copenhagen đang bàn về một quỹ khí hậu ngắn hạn trong ba năm với số tiền 10 tỉ USD/năm để giúp các nước đang phát triển. Tuần trước, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) cam kết chi 3,6 tỉ USD/năm đến hết 2012. Nhật Bản cũng tuyên bố đóng góp 5 tỉ USD/năm trong ba năm tới.
Tuy nhiên tài trợ từ phía Mỹ lại chỉ khoảng 1 tỉ USD trong năm nay, và Ngoại trưởng Hilary Clinton khi được báo chí hỏi lại không nêu rõ Washington sẽ đóng góp bao nhiêu vào quỹ ngắn hạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận