24/08/2012 07:30 GMT+7

Mỹ cảnh giác tên lửa Trung Quốc

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TT - Chỉ trong vòng bốn tuần, quân đội Trung Quốc (PLA) đã ba lần thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, một động thái gây quan ngại cho Mỹ và khu vực.

NSrF6hz3.jpgPhóng to
Hình ảnh được cho là tên lửa DF-41 đang lan truyền trên Internet Trung Quốc - Ảnh: sina.com

Mạng Washington Free Beacon cho biết đường đi của tên lửa được phát hiện ở sa mạc phía tây Trung Quốc có khả năng là tên lửa CSS-4 Mod 2. Đây là đợt thử thứ ba liên tiếp sau hai đợt thử tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân Đông Phong 41 (DF-41) ngày 24-7 và đợt bắn thử tên lửa đạn đạo JL-2 từ tàu ngầm, một loại tên lửa được đánh giá cũng có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân.

Chính Thời Báo Hoàn Cầu cũng cho biết vào tháng 7-2012, Quân đoàn pháo binh 2 của Trung Quốc đã cho thử tên lửa Đông Phong 41 (DF-41). Tên lửa này có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn 10.000-14.000km, nghĩa là có thể bắn tới bất cứ thành phố nào trên đất Mỹ. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Vi Quốc An cho biết Trung Quốc có hơn 70 tên lửa đạn đạo liên lục địa và 410 đầu đạn hạt nhân.

Bốn tuần, ba cuộc thử

Tình báo Trung Quốc phá hoại mạng lưới điện Ấn Độ?

Báo One India dẫn nguồn từ Cơ quan tình báo Ấn Độ cho biết hai sự cố mất điện trên diện rộng ở Ấn Độ gần đây có khả năng là do tình báo Trung Quốc phá hoại.

Cơ quan tình báo Ấn Độ cáo buộc tình báo Trung Quốc đã lợi dụng các thiết bị phần cứng máy tính và linh kiện bán cho nước này để thu thập tin tức tình báo và đẩy mạnh các hoạt động tấn công Ấn Độ. Cơ quan này nghi ngờ các thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc đang dùng trong sản xuất điện ở Ấn Độ là thủ phạm gây ra mất điện vừa qua.

“Việc tình báo Trung Quốc phá hoại hệ thống điện lực sẽ làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của Ấn Độ, cản trở triển vọng tăng trưởng của New Delhi” - Cơ quan tình báo Ấn Độ nhận định.

Các thiết bị cảm biến quân sự của Mỹ đã phát hiện đợt thử tên lửa thứ ba vào sáng sớm 20-8 tại Trung tâm thử không gian và tên lửa Ngũ Trại của Trung Quốc ở tỉnh Sơn Tây, cách Bắc Kinh gần 430km về phía tây nam.

“Đó có thể là tên lửa CSS-4 Mod 2 hay DF-5 Mod 2 được gọi bằng tên DF-5B. Tôi đã được cho biết về loại tên lửa này từ năm 2010. Đây là tên lửa mang nhiều đầu đạn hạt nhân phiên bản DF-5” - chuyên gia về quân sự Trung Quốc thuộc Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế Richard Fisher nói.

Giới phân tích tình báo của Mỹ nhận định Trung Quốc đang muốn nâng cấp loại tên lửa mang một đầu đạn thành loại có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân là do Trung Quốc lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai của Mỹ có thể sẽ vô hiệu hóa tên lửa mang một đầu đạn hạt nhân của họ. Bằng chứng là trong một báo cáo quân sự gần đây, PLA đã nhấn mạnh đến việc Mỹ đang phát triển những lá chắn tên lửa hủy diệt và khuyến cáo cần phát triển loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tàng hình để tăng cường sức xâm nhập của các đầu đạn hạt nhân được gắn trên tên lửa của Trung Quốc. Đặc biệt là khả năng gây rối loạn những cảm biến mục tiêu của hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương.

Không có thông tin cho biết liệu ba cuộc thử nghiệm này có thành công hay không. Song, theo các quan chức Mỹ, tín hiệu từ các thiết bị cảm biến không ghi nhận có vụ nổ nào. Tuy nhiên, AP dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên khẳng định các cuộc thử nghiệm này chưa đáng để báo động, bởi điều này cho thấy Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện được kỹ thuật tên lửa.

AFP dẫn lời một quan chức khác của Mỹ nhận định qua các cuộc thử tên lửa gần đây, Bắc Kinh đang đi theo hướng phát triển khả năng “tấn công ưu tiên” của mình. Trước đây, các quan chức Trung Quốc luôn tuyên bố họ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong xung đột và các lực lượng hạt nhân của họ chỉ là những vũ khí “tấn công ưu tiên thứ hai”, chỉ được sử dụng để đối phó với những cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc.

Ba lá chắn tên lửa ở châu Á

Báo Wall Street Journal dẫn lời một số quan chức Mỹ tiết lộ Washington đang lên kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Á nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên và cũng có thể sử dụng để đối phó với Trung Quốc.

Theo báo này, kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa này là một phần trong vòng cung phòng thủ phủ khắp một khu vực rộng lớn ở châu Á. Theo kế hoạch này, Mỹ sẽ lập hệ thống rađa cảnh báo sớm X-Band mới đặt ở phía nam Nhật Bản, bổ sung cho lá chắn thứ nhất đã được đặt tại tỉnh Aomori ở phía bắc Nhật Bản vào năm 2006. Bộ tư lệnh Thái Bình Dương và Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ cũng đang cân nhắc các địa điểm để đặt lá chắn tên lửa thứ ba ở Đông Nam Á. Một số quan chức quốc phòng Mỹ cho biết có khả năng Philippines là nơi được chọn.

Hai hệ thống này sẽ phối hợp với các tên lửa đánh chặn trên đất liền cũng như trên tàu chiến Mỹ.

MỸ LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên