Các hoạt động kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương - Video: DUYÊN PHAN
Đợt đầu hoạt động kỷ niệm này tại địa điểm nhà hát cải lương Trần Hữu Trang sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ 17 đến 19-12), mỗi ngày 3 suất (9h30, 14h30 và 19h30).
Có khá nhiều hoạt động để công chúng có thể xem và có cái nhìn sơ lược về sự hình thành và phát triển của sân khấu cải lương, hình dung cơ bản về nghệ thuật biểu diễn cải lương.
Bà Nguyễn Thị Thu - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM (áo dài xanh) cùng các đại biểu cắt băng khai mạc mở màn các hoạt động kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương - Ảnh: DUYÊN PHAN
Phía trước sảnh nhà hát là các tiểu cảnh ghe thuyền, cây trái của sông nước miền Tây. Hai ban nhạc thay phiên nhau trình tấu các bài bản của đờn ca tài tử.
Các tài tử ca đối đáp ca thay phiên, ca ra bộ. Đó là những loại hình làm tiền đề, âm nhạc nòng cốt cho nghệ thuật biểu diễn của sân khấu cải lương sau này.
Các nghệ sĩ biểu diễn trong lễ khai mạc mở màn các hoạt động kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương - Ảnh: DUYÊN PHAN
Quanh sảnh là không gian trưng bày phục trang, đạo cụ biểu diễn cải lương. Người xem sẽ được ngắm nhìn và phân biệt loại râu nào dùng cho quan văn, loại râu nào dùng cho quan võ. Đao kiếm nào của binh lính, vũ khí nào dành cho tướng, cho quan.
Áo mão, cân đai, xiêm y của đức vua và hoàng hậu cũng được trưng bày, những bộ trang phục trong vở Kim Vân Kiều, Nửa đời hương phấn, Đời cô Lựu…
Người xem sẽ được ngắm nhìn và phân biệt loại râu nào dùng cho quan văn, loại râu nào dùng cho quan võ - Ảnh: DUYÊN PHAN
Người xem sẽ phân biệt được đao kiếm nào của binh lính, vũ khí nào dành cho tướng, cho quan - Ảnh: DUYÊN PHAN
Sân khấu lầu 2 là nơi tham quan hậu trường sân khấu để khán giả được tìm hiểu các khâu chuẩn bị của người nghệ sĩ trước khi bước ra sân khấu biểu diễn. Được ngắm thùng hóa trang bằng gỗ to thật to mà các nghệ sĩ ngày xưa thường sử dụng, được tìm hiểu cách dán râu của ngày xưa và bây giờ như thế nào, rồi cách sử dụng phấn son để trang điểm.
Sau đó, các nghệ sĩ sẽ thay phiên diễn các trích đoạn cải lương trong mỗi suất diễn (với các trích đoạn Lão anh hùng họ Nguyễn, Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Ỷ thiên Đồ Long kiếm).
Những trích đoạn được dàn dựng để người xem ngắm lại những hình ảnh của cải lương xưa với cảnh trí thật (không dùng màn hình LED), micro treo và kéo trên sân khấu, những màn đánh chưởng, đu bay…
Khán giả được tìm hiểu các khâu chuẩn bị của người nghệ sĩ trước khi bước ra sân khấu biểu diễn - Ảnh: DUYÊN PHAN
Khán giả sẽ được ngắm thùng hóa trang bằng gỗ to thật to mà các nghệ sĩ ngày xưa thường sử dụng - Ảnh: DUYÊN PHAN
Các nghệ sĩ sẽ thay phiên diễn các trích đoạn cải lương trong mỗi suất diễn - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ở sân khấu lầu 3 là không gian trưng bày 100 bức chân dung nghệ sĩ cải lương được vẽ bởi họa sĩ Trương Văn Ý với rất nhiều nghệ sĩ gạo cội như Năm Châu, Phùng Há, Bảy Nam, Út Trà Ôn, Hữu Phước, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Kim Cương, Bảo Quốc… cho đến các nghệ sĩ thế hệ sau như Vũ Linh, Thanh Thanh Tâm, Ngọc Huyền, Kim Tử Long, Quế Trân, Tú Sương, Võ Minh Lâm…
Tiếp nối các hoạt động này, ngày 20-12, nhà hát Trần Hữu Trang sẽ biểu diễn vở Giấc mộng đêm xuân (tác giả: Nhị Kiều - Phi Hùng, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu) tại nhà hát Thành phố.
Trong hai ngày 13 và 14-1-2019 là chương trình giao lưu, biểu diễn và tôn vinh 100 năm nghệ thuật sân khấu cải lương tại phố đi bộ Nguyễn Huệ với sự tham gia của khoảng 400 nghệ sĩ và nhạc công.
Xem một số chân dung nghệ sĩ cải lương được vẽ bởi họa sĩ Trương Văn Ý:
Họa sĩ Trương Văn Ý - Ảnh: DUYÊN PHAN
NSND Bạch Tuyết - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSND Bảy Nam - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSND Diệp Lang - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSND Lệ Thủy- Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSND Năm Phỉ - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSND Phùng Há - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSND Thanh Tòng - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSƯT - Sầu nữ Út Bạch Lan - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSƯT Tấn Đạt - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSƯT Thanh Sang- Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
NSƯT Tú Sương - Ảnh chụp lại: DUYÊN PHAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận