Chú ý phòng bệnh sốt xuất huyếtKhám, tầm soát bệnh hen suyễn miễn phíCẩn thận trong mùa mưa bão
Phóng to |
Tránh để trẻ đi đầu trần trong mưa - Ảnh: Châu Anh |
Mẹ em cho biết lúc chiều trời mưa, em K. đi học thêm về mắc mưa ướt sũng, đến tối bỗng nhiên khó thở. Bác sĩ giải thích cho người mẹ là thời tiết đang chuyển mùa, trẻ dễ mắc bệnh. Sau thời gian nắng nóng kéo dài, mùa mưa đến, thời tiết thay đổi khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi nên dễ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa và một số bệnh dịch theo mùa như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Tại bệnh viện, các bác sĩ thường gặp bệnh nhi viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy cấp, bệnh truyền nhiễm... đến khám hằng ngày, một số trẻ bị bệnh nặng phải nhập viện.
Phụ huynh cần lưu ý một số bệnh trẻ dễ gặp phải như:
Một số biện pháp đơn giản giữ sức khỏe cho trẻ như tránh để trẻ ra mưa, ra gió sẽ làm trẻ dễ bị nhiễm lạnh; ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch bằng xà bông sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn; làm sạch môi trường trong nhà và xung quanh nhà, không cho muỗi đốt, hạn chế tiếp xúc với trẻ đang mắc bệnh. Chích ngừa đầy đủ theo hướng dẫn của ngành y tế. |
* Bệnh đường hô hấp: Không khí ẩm thấp sau mưa, nhiệt độ thay đổi là điều kiện tốt cho virút, vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp phát triển mạnh, các vi khuẩn này xâm nhập vào mũi, vào họng trẻ khi trẻ hít thở, rồi xuống thanh quản, phế quản, phổi. Trẻ mắc bệnh có triệu chứng ho, nhảy mũi, sổ mũi, chuyển sang nặng hơn làm trẻ khò khè, khó thở, suy hô hấp. Những bệnh đường hô hấp hay gặp là viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn...
Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ em, phụ huynh không nên cho trẻ đi đầu trần dưới trời mưa, không tắm mưa, không để trẻ bị nhiễm lạnh do gió mạnh hay do mồ hôi nhiều, không để trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm nước lạnh cho trẻ và không cho tiếp xúc với các trẻ bị bệnh hô hấp khác. Chích ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, viêm não...
* Bệnh đường tiêu hóa hay gặp nhất là tiêu chảy: Triệu chứng là đi tiêu trên ba lần trong ngày, phân nước hoặc có đàm máu. Vì trẻ đi tiêu nhiều nước nên rất dễ mất nước, nếu mất nước nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Điều trị chính là bù nước bằng nước sôi để nguội, nước dừa pha muối, nước biển khô... Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, phụ huynh cần cho trẻ ăn chín, uống sôi. Các thực phẩm là đồ tươi được bảo quản cẩn thận, tránh ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào. Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần tuyệt đối nấu chín, hạn chế cho trẻ ăn đồ bán sẵn ngoài đường, vỉa hè. Với trẻ lớn cần tập thói quen rửa tay sạch bằng xà bông diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống; với trẻ nhỏ, mẹ và người lớn trong nhà cũng phải rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc.
* Bệnh sốt xuất huyết: Bệnh sốt xuất huyết có các triệu chứng: xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ói ra máu, tiểu tiện ra máu, lừ đừ, bứt rứt, chân tay lạnh ngắt, mạch yếu... nếu không điều trị kịp sẽ tử vong. Để tránh biến chứng nặng phụ huynh nên theo dõi trẻ cẩn thận, nếu sau hai ngày trẻ vẫn sốt phải cho trẻ đi khám bệnh ngay. Đặc biệt chú ý trẻ có một trong những dấu hiệu sau: (1) trẻ mệt, lừ đừ; (2) đau bụng, nôn ói nhiều; (3) có dấu hiệu chảy máu bất kỳ lúc nào như ói ra máu, chảy máu mũi, tiêu phân đen, đó là những dấu hiệu nguy hiểm, cần nhập viện ngay.
* Mùa này bệnh tay chân miệng tiếp tục tăng cao. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng gồm loét họng, thường biểu hiện bằng chảy nước miếng nhiều và biếng ăn, biếng bú; nổi bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối hoặc cùi chỏ. Một số trẻ bị tay chân miệng cần đưa đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu sau: sốt cao, giật mình, hốt hoảng, nôn ói nhiều, run tay chân. Bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa nên phòng bệnh bằng cách thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
* Bệnh sởi đang có chiều hướng giảm, nhưng phụ huynh vẫn phải cảnh giác những biến chứng của sởi như viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai giữa...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận