* Lãnh đạo các ngân hàng thế giới được tăng lương bất chấp khủng hoảng
Phóng to |
Chi nhánh Ngân hàng Bankia-Caja ở thủ phủ Andalusian, Seville ngày 25-6-2012 - Ảnh: Reuters |
Moody's nhận định tình hình tài chính đang ngày càng khó khăn với Chính phủ Tây Ban Nha, khiến chính phủ khó hỗ trợ ngành ngân hàng, trong khi các ngân hàng có nguy cơ bị thua lỗ khi bong bóng bất động sản bị vỡ.
Bộ trưởng kinh tế Tây Ban Nha Luis de Guindos đã thông báo muốn châu Âu cho vay 100 tỉ euro và hi vọng sẽ đạt thỏa thuận vào ngày 9-7. Ông không cho biết chi tiết Tây Ban Nha sẽ cần bao nhiêu tiền để tái cấp vốn cho ngân hàng, cũng như điều kiện cho vay kèm theo.
Trong số 28 ngân hàng bị hạ mức tín nhiệm, Ngân hàng Banco Santander - một trong những ngân hàng lớn nhất của Tây Ban Nha, bị hạ từ mức A3 xuống Baa2.
Thông tin đã khiến các cổ phiếu của ngành ngân hàng giảm 4,9%, chỉ số blue-chip giảm 3,7% hôm 25-6.
Nền kinh tế lớn thứ 4 trong 17 nước dùng đồng euro hiện nay đang chịu cú sốc lớn do bong bóng bất động sản, khiến các hộ gia đình và ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức gần 25%.
Phóng to |
Ngân hàng Banco Santander nằm trong số 28 ngân hàng bị hạ mức tín nhiệm lần này - Ảnh: Bloomberg |
Trước đó, Moody’s đã hạ mức tín nhiệm của những ngân hàng lớn nhất thế giới, trong đó có Bank of America, JP Morgan Chase và Goldman Sachs, thể hiện mối quan ngại về tình hình tài chính của các ngân hàng này. Moody's cũng hạ mức tín nhiệm 7 ngân hàng Đức và 3 ngân hàng Úc trong tháng này.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp nhau vào ngày 28 và 29-6 tại Brussels (Bỉ) để bàn thảo tiếp tục giải pháp cho khủng hoảng nợ hiện nay.
Sau Tây Ban Nha, Cyprus đã chính thức trở thành quốc gia thứ 5 của châu Âu yêu cầu được vay tiền giải cứu kinh tế.
Lãnh đạo các ngân hàng thế giới được tăng lương bất chấp khủng hoảng Dù lợi nhuận, giá cổ phiếu sụt giảm, lãnh đạo ở những ngân hàng hàng đầu thế giới đều được tăng lương 12%, đạt trung bình 12,8 triệu USD/người mỗi năm.
Daily Mail ngày 25-6 dẫn nghiên cứu lương bổng của Tổ chức Equilar (Mỹ) cho hay 15 giám đốc tại các ngân hàng lớn nhất thế giới vẫn nhận lương cao trong năm 2011, trung bình 12,8 triệu USD mỗi năm. Đây là lần tăng lương liên tiếp sau năm 2010, khi thế giới vẫn đang trong thời kỳ khủng hoảng. Trong đó, Jamie Dimon của Ngân hàng JP Morgan Chase, Vikram Pandit của Citigroup và Brian Moynihan của Bank of America là những giám đốc điều hành được tăng lương nhiều nhất. Ông Dimon nhận mức lương 23,1 triệu USD trong khi báo cáo tài chính quý 4-2011 được JP Morgan Chase thừa nhận là đáng thất vọng và cổ phiếu sụt giảm 3,9%. Mức lương cao cũng không kích thích các lãnh đạo JP Morgan Chase tạo ra đột biến nào trong đầu năm 2012, trái lại đem đến khoản lỗ khổng lồ 2 tỉ USD vào tháng 5 vừa qua. Khoản thua lỗ đã khiến ba giám đốc cấp cao của JP Morgan Chase từ chức và bị sa thải, trong đó có giám đốc đầu tư Ina Drew, người từng được trả lương 15,5 triệu USD năm ngoái và lọt vào danh sách các nữ doanh nhân có mức lương cao nhất của Fortune năm 2011. Giám đốc điều hành Pandit của Ngân hàng Citigroup nhận lương 14,9 triệu USD sau hai năm nhận lương tượng trưng 1 USD, trong khi giám đốc Bob Diamond của Barclays tại Anh nhận 20,1 triệu USD, Antonio Horta-Osorio của Ngân hàng Lloyds được hưởng 15,7 triệu USD. Những thông tin này đã gây ra mối lo lắng ở cả châu Âu và Mỹ về mức thù lao mà các tổng giám đốc ngân hàng được hưởng trong bối cảnh kinh tế vẫn ảm đạm. Các cổ đông lớn đã phản ứng và lãnh đạo châu Âu phải tranh cãi về mức trần đối với lương thưởng ở ngân hàng. Tổ chức Equilar cho hay ngoài lương cố định, các nhân vật cấp cao của ngân hàng còn được thưởng tiền mặt và nhiều lợi ích khác như cổ tức. Tuy nhiên, lương cố định của họ tiếp tục tăng nhưng tiền thưởng lại giảm đi. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận