![]() |
Do đó, để làm được bài, thí sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản của chương trình, hiểu rõ bản chất các hiện tượng vật lý, nắm vững các tính chất để trên cơ sở đó xử lý thật nhanh các câu hỏi đặt ra.
Ví dụ: Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật ngược chiều, bằng vật, vật và ảnh cách nhau 80 cm. Tiêu cự của thấu kính là: A) 10 cm; B) 20 cm; C) 30 cm; D) 40 cm. Thấy rằng, với tính chất trên của thấu kính thì 4f = 80 cm. Vậy f = 20. Đáp án B là đúng.
Với phương pháp tự luận, khi một vấn đề đặt ra thì phải chứng minh để đưa ra kết quả. Nhưng đối với phương pháp thi trắc nghiệm thì ngược lại vì câu hỏi đặt ra và cho biết kết quả câu hỏi mà không cần biết quá trình chứng minh. Do đó, học sinh cần nắm một số công thức cơ bản.
Khi làm bài trắc nghiệm, ngoài việc nắm vững kiến thức, học sinh cũng cần có sự nhận xét các phương án trả lời để loại và chọn phương án đúng.
Ví dụ: Vật thật qua thấu kính cho ảnh thật lớn gấp 2 lần vật, vật và ảnh cách nhau 90 cm. Vị trí vật và ảnh là: A) d= 60 (cm), d’= 30 (cm); B) d= 30 (cm), d’= 60 (cm); C) d= 40 (cm), d’= 80 (cm); D) d= 25 (cm), d’= 65 (cm).
Nhận xét: A) Ảnh nhỏ hơn vật (loại); C) Ảnh và vật cách nhau 120 cm (loại); D) Ảnh lớn hơn vật 2,6 lần (loại). Phương án đúng: B.
Khi học phải nắm thật vững các khái niệm, định nghĩa, tính chất... để thấy ngay được những phát biểu sai, phát biểu đúng.
Ví dụ: Sóng dọc truyền được trong môi trường nào dưới đây: A) Rắn; B) Lỏng; C) Khí; D) Rắn, lỏng, khí. Chọn phương án D.
Vì thi trắc nghiệm, cần trả lời nhanh các câu hỏi, cho nên khi gặp câu hỏi mà chưa trả lời được thì bỏ qua để làm câu khác, tránh mất thời gian.
Thạc sĩ NGUYỄN THANH DŨNG(Giảng viên chính môn Vật lý Trường CĐ Sư phạm TP.HCM)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận