08/07/2011 07:01 GMT+7

Môn tiếng Anh: nên làm phần từ vựng trước

NGUYỄN THỊ KIM CHI(giáo viên Trung tâm BDVH và luyện thi đại học Vĩnh Viễn)
NGUYỄN THỊ KIM CHI(giáo viên Trung tâm BDVH và luyện thi đại học Vĩnh Viễn)

TT - Đề thi ĐH môn tiếng Anh gồm các phần kiểm tra về ngữ âm, ngữ pháp, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết. Với phần ngữ âm, để có đáp án đúng, thí sinh không những phải nắm vững quy luật phổ biến của trọng âm, mà còn phải biết thêm những từ có dấu nhấn không theo quy luật thông thường. Ngữ pháp cho trong đề thi thường bao quát từ cơ bản đến nâng cao.

Cấp độ từ vựng rộng và có những từ các em chưa gặp bao giờ, nhưng các em có thể suy luận qua ngữ cảnh của câu văn. Phần từ vựng và cấu trúc là phần dễ nhất, do đó các em nên làm phần này trước.

Bài đọc hiểu thường có đề tài quen thuộc, không đi vào vấn đề chuyên biệt. Tuy nhiên câu hỏi đọc hiểu đòi hỏi thí sinh phải nắm vững ý nghĩa đoạn văn để loại những đáp án gần đúng. Với loại bài đọc hiểu, thí sinh nên đọc nhanh cả bài văn, đọc nhanh qua các câu hỏi phía dưới để nắm ý chính của bài văn và những vấn đề được đề cập trong câu hỏi. Sau đó, thí sinh đọc chậm lại một lần nữa rồi mới bắt đầu chọn đáp án đúng. Với bài đọc điền từ vào chỗ trống, đôi khi phải đọc đến cuối bài mới có thể tìm được đáp án đúng. Đáp án không chỉ đúng văn phạm mà còn phải phù hợp nội dung của bài đọc đã cho.

Môn sinh: phải nắm vững kiến thức cơ bản

Để có thể đạt điểm cao, thí sinh phải nắm vững những kiến thức cơ bản, biết kỹ năng xây dựng bản đồ khái niệm, kỹ năng vận dụng, xử lý tình huống phù hợp với cách đặt vấn đề...

Thí sinh cần xây dựng sơ đồ hệ thống hóa kiến thức cho từng chương, sau đó lập sơ đồ liên hệ giữa các chương để thấy rằng có mối liên hệ khá chặt chẽ về kiến thức. Ở kiến thức về biến dị, mỗi loại biến dị cần phân biệt khái niệm - nguyên nhân và cơ chế phát sinh - đặc điểm - vai trò và ý nghĩa trong chọn giống, tiến hóa và nghiên cứu di truyền. Với kiến thức di truyền, mỗi cấp độ di truyền cần nắm vững các khái niệm - cơ chế di truyền. Lập bảng so sánh từng đôi: cơ chế tự sao - cơ chế sao mã, cơ chế nguyên phân - giảm phân... Nội dung ứng dụng di truyền vào chọn giống cần nhớ nội dung, cơ chế của các phương pháp như lai, gây đột biến, công nghệ tế bào, công nghệ gen.

Phần di truyền học người, đề thường ra một bài tập phả hệ, bài toán tính xác suất ở cấp quần thể; phân biệt các dạng bệnh, hội chứng di truyền phổ biến có liên quan đến cấp phân tử hay tế bào; bệnh ung thư liên quan đến đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể, không di truyền.

Phần tiến hóa thường tập trung nhiều nhất ở bài các nhân tố tiến hóa, các giai đoạn tiến hóa, sự phát triển sinh giới qua các đại địa chất...

NGUYỄN THỊ KIM CHI(giáo viên Trung tâm BDVH và luyện thi đại học Vĩnh Viễn)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên