23/05/2014 11:54 GMT+7

Môn thi chính và quy định thi năng khiếu vào ĐH Sài Gòn

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Trường ĐH Sài Gòn vừa thông báo môn thi chính (nhân hệ số 2) đối với các ngành đào tạo cũng như quy định thi năng khiếu đối với các ngành giáo dục mầm non, sư phạm mỹ thuật và âm nhạc.

4uOrXJ14.jpgPhóng to
Thí sinh dự thi vào ĐH Sài Gòn năm 2013

Các ngành và môn thi chính như sau:

TRƯỜNG ĐH SÀI GÒN<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Khối thi

Môn thi chính

Bậc ĐH

Ngôn ngữ Anh (Thương mại - Du lịch)

D1

Tiếng Anh

Toán ứng dụng

A, A1, D1

Toán

Sư phạm Toán học

A, A1

Toán

Sư phạm Vật lý

A, A1

Sư phạm Hóa học

A

Hóa

Sư phạm Sinh học

B

Sinh

Sư phạm Ngữ văn

C, D1

Ngữ văn

Sư phạm Lịch sử

C

Sử

Sư phạm Âm nhạc

N

Năng khiếu

Sư phạm Mỹ thuật

H

Năng khiếu

Sư phạm Tiếng Anh

D1

Tiếng Anh

Bậc CĐ

Sư phạm Toán học

A, A1

Toán

Sư phạm Vật lý

A, A1

Sư phạm Hóa học

A

Hóa

Sư phạm Sinh học

B

Sinh

Sư phạm Ngữ văn

C, D1

Ngữ văn

Sư phạm Lịch sử

C

Sử

Sư phạm Âm nhạc

N

Năng khiếu

Sư phạm Mỹ thuật

H

Năng khiếu

Sư phạm Tiếng Anh

D1

Tiếng Anh

Quy định nội dung thi năng khiếu:

- Ngành giáo dục mầm non

Thi năng khiếu trong các kỳ thi tuyển sinh ngành giáo dục mầm non được quy định thi theo hình thức vấn đáp thực hành, gồm hai phần sau :

1. Phần thi kể chuyện, đọc diễn cảm

1.1. Kể chuyện (4 điểm): Thí sinh tự chọn một truyện để kể (truyện có trong chương trình phổ thông hoặc một truyện cho thiếu nhi có nội dung giáo dục tốt).

1.2. Đọc diễn cảm (6 điểm): Thí sinh bốc thăm, đọc một đoạn văn hoặc một đoạn thơ (đọc diễn cảm) (4 điểm). Trả lời ngắn gọn các câu hỏi có sẵn trong đề thi (2 điểm).

2. Phần thi hát, nhạc

2.1. Hát (6 điểm): Hát một bài tự chọn (có thể là bài hát cho thiếu nhi). Yêu cầu thí sinh khi hát có múa minh họa.

2.2. Nhái âm (4 điểm): Nhái lại theo mẫu của giám khảo.

Đề thi gồm hai câu nhạc, sau khi nghe đàn một câu (3 lần), thí sinh hát lại giai điệu đó bằng âm “la”. Yêu cầu thí sinh hát to, rõ, chính xác câu nhạc.

3. Chú ý: Điểm thi năng khiếu ngành giáo dục mầm non (tính theo thang điểm 10) là trung bình cộng điểm của hai phần thi trên, được tính hệ số 1.

- Ngành sư phạm mỹ thuật

1. Môn 1: Trang trí (hệ số 2)

- Yêu cầu dụng cụ: Thí sinh mang theo bút chì đen từ 2B đến 6B, tẩy, cọ vẽ, bảng pha màu, lon đựng nước, giẻ lau, compa, thước kẻ, giấy can trong chưa vẽ hình, màu bột hoặc màu pha keo sẵn như Poster, Pentel, Thiên Long...

- Yêu cầu chuyên môn: Thí sinh sử dụng màu trang trí theo thể loại trang trí cơ bản như: hình vuông, tròn, đường diềm … hoặc trang trí ứng dụng như: lọ hoa, túi xách, quạt giấy… trên khổ giấy quy định của hội đồng thi.

- Thời gian làm bài: 180 phút.

2. Môn 2: Hình họa (hệ số 2)

- Yêu cầu dụng cụ: Thí sinh mang theo bút chì đen từ 2B đến 6B, tẩy, bảng vẽ khổ 40 x 60cm, que đo, dây dọi, dao gọt bút chì.

- Yêu cầu chuyên môn: Thí sinh sử dụng bút chì đen vẽ tượng chân dung thạch cao hoặc chân dung người thật được sắp xếp và bố trí ánh sáng theo yêu cầu của đề bài trên khổ giấy quy định của hội đồng thi.

- Thời gian làm bài: 180 phút.

- Ngành sư phạm âm nhạc

1. Môn 1: Hát, xướng âm (hệ số 2)

- Hát một bài tự chọn phù hợp với chất giọng của mình (dân ca hoặc ca khúc; không ca cải lương, chèo, hát bội ...) (6 điểm).

- Xướng âm (đọc đúng cao độ, trường độ nốt nhạc trong câu nhạc cho sẵn)

(3 điểm).

- Sử dụng một nhạc cụ (nếu không biết thì không phải trình bày nội dung này)

(1 điểm).

+ Nếu sử dụng một nhạc cụ, thí sinh tự mang theo nhạc cụ.

+ Nếu sử dụng đàn phím điện tử, thí sinh cần mang theo pin (đề phòng cúp điện).

2. Môn 2: Thẩm âm, tiết tấu (hệ số 2)

- Nhái âm theo tiếng đàn của giám khảo (đàn phím điện tử hoặc piano) (5 điểm).

- Vỗ theo tiết tấu của giám khảo (5 điểm).

MINH GIẢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên