Tôi đã hỏi bác sĩ, nhân viên bệnh viện về nguyên nhân con tôi bị gãy xương đòn vai nhưng chỉ nhận được câu trả lời chung chung là do vợ tôi sinh khó, bé to... Tôi rất lo lắng và không hiểu vì sao con tôi vừa sinh ra đã bị gãy xương? Bệnh viện có chịu trách nhiệm chi phí chữa trị cho con tôi không?
Đỗ Tùng Dương (Bình Dương)
Bác sĩ Lê Quang Thanh (trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện phụ sản Từ Dũ) trả lời:
- Chị Tuyền sinh nhưng không đủ sức rặn nên bác sĩ phải cho sinh trợ giúp (dùng dụng cụ như lồng đỡ ôm hai bên má em bé đưa ra) để tránh bị ngạt cho em bé. Một chu trình sinh lý bình thường của cuộc chuyển dạ là em bé muốn thoát ra khỏi đường sinh của mẹ thì phải thu mình và xương đòn của em bé cũng tự uốn cong để lọt qua.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp do bất xứng xương vai chậu (xương vai của bé rộng hơn xương chậu của mẹ), theo cơ chế tự nhiên thì xương vai bé có thể bị sang chấn khi uốn cong để chui qua đường sinh của mẹ dẫn đến nứt hoặc gãy. Trường hợp gãy xương đòn vai của con chị Tuyền không phải do lỗi kỹ thuật giúp sinh.
Y văn thế giới thống kê tỉ lệ gãy xương đòn ở trẻ khi mới sinh ra là 0,4-0,7%. Tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, bốn năm gần đây tỉ lệ này dao động trong khoảng 0,3-0,4%. Lúc bé mới sinh ra thường không phát hiện được gãy xương ngay mà vài ngày sau bé mới có triệu chứng.
Gãy xương đòn vai dễ lành, không để lại di chứng về sau. Bệnh viện sẽ có trách nhiệm chăm lo, hỗ trợ viện phí cho sản phụ cũng như chi phí điều trị, tái khám cho bé đến khi bé hoàn toàn khỏe mạnh.
L.TH.H. ghi
Sửa chữa quốc lộ 1A qua Quảng Ngãi trong tháng 12
Sau khi báo Tuổi Trẻ ngày 30-11 đăng tin “Quốc lộ 1A mới nghiệm thu đã hư”, ông Mai Văn Đức - phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN - cho biết đã yêu cầu các đơn vị liên quan chỉ đạo các nhà thầu khắc phục những vị trí hư hỏng mặt đường tại 10 gói thầu bảo trì quốc lộ 1A, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi (km942 - km1045) trước ngày 31-12-2010.
Theo Tổng cục Đường bộ, do mưa lũ làm mặt đường bị ngâm nước quá lâu trong khi xe cộ vẫn lưu thông khiến đường bị bong tróc, hư hỏng. Hiện các nhà thầu đang bù, vá các ổ gà nhưng tiến độ rất chậm do thời tiết tại khu vực đang mưa.
Theo báo cáo nhanh của Khu quản lý đường bộ V, đợt mưa lũ kéo dài hơn 20 ngày (từ 5 đến 21-11) đã làm hư hỏng nghiêm trọng mặt đường mới thi công xong tại các gói thầu số 16, 17, 21- 28 với tổng diện tích bị hư hỏng lên tới 49.000m2, chiếm 5-10% diện tích mặt đường, trong đó gói thầu số 25 diện tích mặt đường bị hư hỏng lên tới 17.700m2.
Việc bảo trì đoạn quốc lộ trên được làm bằng cách thảm một lớp bêtông nhựa dày 5cm với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Do công trình đang trong giai đoạn bảo hành nên toàn bộ chi phí khắc phục sẽ do nhà thầu chi trả và nguồn tiền đền bù từ bảo hiểm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận