20/02/2016 13:22 GMT+7

Mở màn tư vấn hướng nghiệp 2016: Nặng ưu tư cơ hội việc làm

TRUNG TÂN – HUYỀN TRANG
TRUNG TÂN – HUYỀN TRANG

TTO - Từ 7g30 sáng 20-2, hơn 3.000 học sinh THPT tại Đắk Lắk tham gia Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2016. Phần đông học sinh là khó chọn ngành học phù hơp và ưu tư về cơ hội việc làm sau khi ra trường.

3.000 thí sinh tham gia chương trình - Ảnh: TRUNG TÂN
3.000 thí sinh tham gia chương trình - Ảnh: TRUNG TÂN

Mở đầu chương trình, PGS.TS Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT đã thông tin khái quát về những điểm mới, thay đổi cần lưu ý trước Kỳ thi THPT quốc gia 2016 đang đến gần. Dự kiến đầu tháng 3-2016 học sinh sẽ phải đăng ký dự thi vào các trường mà mình quan tâm, lựa chọn.

Thí sinh không không phải sang tỉnh khác

Theo ông Nghĩa, nhiều học sinh chưa được tham khảo quy chế tuyển sinh năm 2016 cũng dễ hiểu vì mãi đến ngày 3-2 (26 Tết nguyên đán), Bộ GD-ĐT mới ban hành bản dự thảo.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay sẽ giữ như năm 2015, chỉ có phần tuyển sinh sẽ có những thay đổi để tránh tình trạng lộn xộn như năm ngoái.

Về đăng ký dự thi, cơ bản là như năm 2015, học sinh có thể đăng ký tại trường đang học, các thí sinh tự do sẽ đăng ký tại những điểm do Sở GD-ĐT quy định và đăng ký trực tuyến.

“Tuy nhiên năm nay có khác biệt là thí sinh đã nộp bản đăng ký đi thì không được rút lại sửa chữa như năm 2015” - ông Nghĩa cho biết.

Đề thi cũng không thay đổi, hoàn toàn có thể dựa vào đề thi minh họa và chính thức năm 2015 để tham khảo. Đề gồm 2 phần: kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp, phần nâng cao để xét tuyển vào cao đẳng, đại học. Điểm thi sẽ dùng 50% kết quả thi 4 môn để xét tốt nghiệp và 50% kết quả học tập.

“Năm nay cũng như năm 2015 sẽ có hai cụm thi ở mỗi tỉnh là cụm của trường ĐH sở tại chủ trì để thi vừa xét tốt nghiệp THPT vừa ĐH, CĐ và cụm địa phương do sở GD-ĐT đảm nhiệm cho những thí sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, năm nay thí sinh không không phải sang tỉnh khác” - ông Nghĩa cho biết thêm.

Thí sinh tham gia chương trình - Ảnh: TRUNG TÂN
Thí sinh tham gia chương trình - Ảnh: TRUNG TÂN

Cũng theo ông Nghĩa, quy chế tuyển sinh năm nay có 11 điểm thay đổi nhưng ảnh hưởng không nhiều đến thí sinh.

“Điểm quan trọng nhất liên quan đến xét tuyển: điểm xét tuyển tối thiểu vào cao đẳng là điểm tốt nghiệp THPT. Năm nay được phép đăng ký tối đa hai trường, mỗi trường không quá hai ngành ở NV 1 và không được phép thay đổi ngành đã đăng ký. Các đợt xét tuyển bổ sung được đăng ký ba trường, mỗi trường không quá hai ngành” - ông Nghĩa nhấn mạnh.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM, thông tin thêm toàn tỉnh Đắk Lắk được ưu tiên khu vực 1 nên thí sinh sẽ được cộng 1,5 điểm vào kết quả tuyển sinh, đây là lợi thế rất lớn. Dự kiến năm 2016 vẫn giữ nguyên cách tính điểm ưu tiên này.

“Học sinh phải đăng ký tối thiểu 4 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là toán, văn, tiếng Anh và một môn tự chọn. Những nơi chưa có điều kiện tổ chức tốt môn ngoại ngữ thì có thể xem xét thay bằng môn khác phù hợp. Tuy nhiên ngoại ngữ là môn học hết sức cần thiết cho quá trình hội nhập do đó cần được quan tâm hơn” - thầy Nghĩa chia sẻ.

Nhiều cử nhân thất nghiệp, nên học ngành gì?

Một học sinh đặt câu hỏi: “Chúng em nghe thông tin hiện có nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp, em nên học ngành gì, nhà nước có ưu tiên gì về các ngành nghề?”

TS Hoàng Ngọc Vinh, vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT, khuyên: “Đến năm 2020, chúng ta về cơ bản là một nước công nghiệp hóa thì nguồn nhân lực trình độ cao sẽ thiếu rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một năng lực, năng khiếu riêng và các trường sẽ có những ngành học phù hợp. Nếu không có điều kiện thì có thể học nghề rồi từ từ học lên. Bí quyết thành công không nằm ngoài việc chăm chỉ học hành”.

Theo ông Vinh, các quốc gia phát triển xung quanh như Hàn Quốc, Nhật Bản... tỉ lệ nhân lực trình độ cao năm khoảng 25 – 30%, còn ở Việt Nam chỉ khoảng 8%.

Thí sinh đặt câu hỏi cho Ban tư vấn - Ảnh: TRUNG TÂN
Thí sinh đặt câu hỏi cho Ban tư vấn - Ảnh: TRUNG TÂN

Một học sinh nữ ày tỏ lo lắng: “Em thật sự thích nghề giáo nhưng thấy nhiều anh chị học sư phạm ra trường không có được đi dạy. Sau khi tốt nghiệp thì làm sao mới được vào dạy ở các trường THPT? Nếu không đi dạy được với tấm bằng sư phạm em có thể làm việc gì khác?”

Ông Thái Văn Tài, phó giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk, thông tin: đối với tỉnh Đắk Lắk hệ thống giáo dục từ mầm non đến THPT đã tương đối ổn định.

“Bậc học mầm non đang có nhu cầu tuyển dụng cao hơn, có thể nghiên cứu thông tin về chuẩn chức danh nghề nghiệp để chọn học trung cấp, cao đẳng hay đại học cho phù hợp. Hiện nay cấp tiểu học và THCS nhu cầu ít hơn, đặc biệt THPT đã rất ổn định rồi.

Tuy nhiên, trong các năm tới cũng sẽ có đợt tuyển dụng giáo viên. Tuy nhiên, khi cơ hội ít đi thì yêu cầu sẽ cao hơn, gắt gao hơn. Do đó phải thật sự xuất sắc thì mới có cơ hội cống hiến cho ngành giáo dục” - ông Tài thông tin thêm.

Thí sinh bằng điểm nhau, tiêu chí phụ ra sao

Em Đỗ Hoàng Long, học sinh 12A4 Trường THPT Buôn Ma Thuột, nêu câu hỏi: Nếu số lượng thí sinh bằng điểm nhau nhiều thì tiêu chí phụ nào sẽ được áp dụng?

PGS, TS Nguyễn Ngọc Khôi, phó trưởng phòng Đào tạo ĐH Y Dược TP.HCM, giải đáp: mỗi trường sẽ có những tiêu chí phụ riêng, khi ứng tuyển vào trường nào cần nghiên cứu kỹ. Riêng trường ĐH Y dược TP.HCM dùng tiêu chí phụ là điểm của chính môn đăng ký, ví dụ ngành dược sĩ tiêu chí phụ là môn Hóa. Bạn nào có điểm môn đăng ký cao hơn thì sẽ được ưu tiên hơn.

Ông Nguyễn Văn Minh - phụ Huynh của một học sinh đặt câu hỏi - Ảnh: TRUNG TÂN
Ông Nguyễn Văn Minh - phụ Huynh của một học sinh đặt câu hỏi - Ảnh: TRUNG TÂN

Ông Nguyễn Văn Minh, một phụ huynh có con học lớp 12 tại Trường THPT Đông Du, đặt câu hỏi: Theo quy chế tuyển sinh năm 2016 khi xét tuyển NV 1 thì được đăng ký tối đa 2 trường, nếu thí sinh chọn trên hai trường đại học thì điều gì sẽ xảy ra, bộ phận nào sẽ kiểm soát?

PGS.TS Trần Văn Nghĩa cho biết sẽ có hệ thống theo dõi. Học sinh đăng ký sẽ được cập nhật ngay vào hệ thống. Nếu gửi hơn 2 trường qua đường bưu điện thì hai trường đến sớm nhất sẽ được ghi nhận vào hệ thống và nếu gian lận sẽ mất đi quyền lựa chọn hai trường mình mong muốn nhất.

Tiêu chuẩn vào ngành công an, quân đội

Một nữ thí sinh quan tâm ngành công an đặt câu hỏi: “Năm nay việc xét tuyển thí sinh nữ vào các trường công an có khác gì so với những năm trước đây hay không?”

Đại úy Lại Thị Hiên, phó đội trưởng Đội Tổ chức đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết muốn đăng ký xét tuyển vào ngành công an thì phải qua bước sơ tuyển, chiều cao và cân nặng. Đối với nam phải cao 1m64, nặng từ 48 đến không quá 75kg, nữ 1m58, nặng từ 45kg đến không quá 57. Thí sinh được ưu tiên khu vực 1 có hộ khẩu thường trú trên 5 năm và học sinh dân tộc thiểu số sẽ được giảm 2cm và 2kg.

“Học lực phải từ trung bình, hạnh kiểm khá trở lên. Các em lưu ban 1 năm thì không được tham gia đăng ký. Thí sinh phải khai báo đầy đủ thông tin trong hồ sơ. Đối với các trường công an thí sinh chỉ được đăng ký một chuyên ngành của một trường. Nếu học sinh nào đăng ký hai trường thì sẽ mất quyền đăng ký xét tuyển.

Việc thẩm tra, xác minh sẽ được giao cho công an huyện, thị xã, thành phố. Khi các em đến đăng ký sơ tuyển sẽ được hướng dẫn cụ thể. Dựa vào đó, lãnh đạo công an các huyện sẽ xem xét ai được thi, ai không đủ tiêu chuẩn” - đại úy Hiên thông tin thêm.

Trung Tá Nguyễn Xuân Thủy, trợ lý tuyển sinh Trường Sĩ quan Thông tin, nói các trường thuộc khối ngành quân đội thực hiện đúng quy định, quy chế tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT và các quy định riêng của Bộ Quốc phòng.

Thí sinh được đăng ký hai bộ hồ sợ gồm hồ sơ đăng ký thi tốt nghiệp và đăng ký xét tuyển các ngành quân sự. Mua hồ sơ và đăng ký tại Ban chỉ huy quân sự cấp huyên và thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.

“Thí sinh cũng phải đảm bảo yếu tố về sức khỏe, với nam cao1m65, nặng 50kg. Khi mua hồ sơ sẽ có hướng dẫn chi tiết và cụ thể.” - ông Thủy nói.

Đại úy Lại Thị Hiên - phó đội trưởng Đội Tổ chức đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk - Ảnh: TRUNG TÂN
Đại úy Lại Thị Hiên - phó đội trưởng Đội Tổ chức đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Đắk Lắk - Ảnh: TRUNG TÂN
PGS.TS Trần Văn Nghĩa – phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT - trả lời các em học sinh - Ảnh: TRUNG TÂN
PGS.TS Trần Văn Nghĩa – phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT - trả lời các em học sinh - Ảnh: TRUNG TÂN
TS Nguyễn Đức Nghĩa – phó giám đốc ĐHQG TP.HCM - Ảnh: TRUNG TÂN
TS Nguyễn Đức Nghĩa – phó giám đốc ĐHQG TP.HCM - Ảnh: TRUNG TÂN
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - Ảnh: TRUNG TÂN
PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - Ảnh: TRUNG TÂN
TS Hoàng Ngọc Vinh – vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT - Ảnh: TRUNG TÂN
TS Hoàng Ngọc Vinh – vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT - Ảnh: TRUNG TÂN
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - Ảnh: TRUNG TÂN
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM - Ảnh: TRUNG TÂN
Ông Thái Văn Tài – phó giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk trả lời câu hỏi của học sinh - Ảnh: TRUNG TÂN
Ông Thái Văn Tài – phó giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk trả lời câu hỏi của học sinh - Ảnh: TRUNG TÂN
Trung tá Nguyễn Đình Thi – trưởng phòng đào tạo Trường Sĩ quan Thông tin - giải đáp thắc mắc cho thí sinh - Ảnh: TRUNG TÂN
Trung tá Nguyễn Đình Thi – trưởng phòng đào tạo Trường Sĩ quan Thông tin - giải đáp thắc mắc cho thí sinh - Ảnh: TRUNG TÂN
Bà Lê Thị Thanh Mai – trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM - Ảnh: TRUNG TÂN
Bà Lê Thị Thanh Mai – trưởng ban công tác sinh viên ĐHQG TP.HCM - Ảnh: TRUNG TÂN

 

TRUNG TÂN – HUYỀN TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên