![]() |
Minh (thứ hai từ phải sang) trong nhóm bạn tham gia hoạt động của Hội sinh viên DEVISE - Nguồn ảnh: Trang Facebook của Vũ Ngọc Minh |
Cảnh sát Úc đang điều tra vụ sinh viên VN bị hành hungVũ Ngọc Minh đang nguy kịchMột du học sinh VN bị hành hung dã man ở ÚcXem bản tin tiếng Anh
Từ những ngày qua, bà Hà cùng chồng là ông Vũ Anh Tuấn mỗi ngày đều đến bệnh viện từ sáng tới chiều để đợi đến giờ vào giường bệnh trong phòng chăm sóc đặc biệt Bệnh viện Hoàng gia Melbourne thăm người con Vũ Ngọc Minh (mỗi ngày được phép vào thăm hai lần lúc 9g và 17g).
Khi phóng viên Tuổi Trẻ đến thăm Minh tại bệnh viện và hỏi về tình trạng của Minh hiện tại thì được vị bác sĩ đang trực tiếp chăm sóc anh cho biết: “Cậu ấy đang hồi phục từng chút. Tim mạch và thân thể khá ổn định ngoại trừ phần não vẫn phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ”.
Chiều qua 4-1, Minh đã được các bác sĩ cho gắn đường ống thở từ cổ vào phổi thay thế ống thở từ miệng như trước đó để giúp Minh cử động vòm miệng thoải mái hơn. Mắt bên trái của Minh chỉ còn bầm chút ít, mũi đã bớt sưng. Dù vậy, bố Minh nói tình trạng của Minh “vẫn còn đối diện với nhiều khả năng nguy hiểm”.
Bác sĩ Patrick Đặng, một bác sĩ người Việt tại Úc, nhận định với chấn thương não như vậy, việc điều trị cho Minh chắc chắn sẽ mất thời gian khá dài.
Trong khi đó, dư luận từ cộng đồng các du học sinh VN ở Melbourne, các diễn đàn sinh viên... đều lên tiếng ủng hộ Minh. Họ đều nói anh là một sinh viên “vui vẻ, nhiệt tình và dễ chịu”. Theo Hội sinh viên VN Đại học Deakin (DEVISE), Minh thường tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao với bạn bè và chưa từng dính đến các vụ gây hấn hay ẩu đả kể từ khi sang Úc du học (tháng 9-2009).
DEVISE đã tổ chức quyên góp trong toàn thể cộng đồng du học sinh VN tại Úc để giúp đỡ chia sẻ với Minh và gia đình. Tính đến hết ngày 4-1, số tiền quyên góp đã lên đến 2.000 đôla Úc.
Một thư kiến nghị mang tựa đề “Chúng tôi yêu nước Úc, nhưng cần được sự quan tâm an toàn hơn” vừa được các du học sinh VN ở Úc phát động và ký tên online (http://www.petitiononline.com/safetyoz/petition.html) được gửi cho Chính phủ Úc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận