Thứ 3, ngày 5 tháng 7 năm 2022
Mía đường Việt Nam trong cuộc đua... đòi công bằng
Dưới sức ép cạnh tranh từ đường Thái Lan, mía đường Việt Nam vẫn đang theo đuổi cuộc đua 'đòi công bằng', chờ từng ngày áp thuế phòng vệ thương mại.

Đường lậu, đường kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất đường nội
Chưa được cạnh tranh sòng phẳng
Mía đường Việt Nam ngốn khá nhiều giấy mực của giới phân tích, bởi liên tiếp hứng chịu những khó khăn "cực chẳng đã" bủa vây từ bên ngoài.
Trước ATIGA là vấn nạn đường lậu giá rẻ tràn lan mọi ngõ ngách thị trường, đường chất lượng kém không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà còn càn quấy doanh nghiệp sản xuất chân chính. Sau ATIGA lại dội thêm phong vũ từ đường nhập khẩu có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh.
Cụ thể, kể từ khi hiệp định ATIGA có hiệu lực, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện cam kết không giới hạn lượng đường nhập khẩu từ các nước trong khu vực và áp dụng mức thuế 5%.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định các quốc gia trồng mía còn lại trong khối ASEAN tham gia ATIGA đã không thực thi theo đúng tinh thần thương mại tự do của khối.
Điển hình như Thái Lan, tuy đã thực thi ATIGA năm 2010 nhưng nhiều bằng chứng cho thấy quốc gia này vẫn luôn áp dụng các biện pháp quản lý để bảo vệ ngành mía đường trong nước.
Mỗi năm, chính phủ nước này đều hỗ trợ cho ngành đường ít nhất 1,3 tỉ USD. Trong đó khoảng 775 triệu USD dành cho trợ cấp xuất khẩu gián tiếp thông qua hệ thống bình ổn giá đường, tăng trợ giá nhằm bù mỗi khi giá đường thế giới giảm.
Đến tháng 4 năm nay, Chính phủ Thái Lan lại tiếp tục "tung ra" khoản trợ cấp 325 triệu USD hỗ trợ nông dân mua tư liệu sản xuất cho niên vụ 2019-2020.
Mặt khác, tại thị trường nội địa, mức giá trần của đường Thái Lan tiếp tục được quy định là 23,5 bath/kg (tương đương 17.695 đồng/kg - khoảng 755 USD/tấn), trong khi giá xuất khẩu bình quân đường thô và luyện của Thái Lan vào Việt Nam là 334 USD/tấn.
Với chừng đấy "bằng chứng", đường Thái được cho là đang phá giá khi "qua cửa" Việt Nam dưới cả hình thức chính ngạch và nhập lậu, cạnh tranh không sòng phẳng dù trước hay sau gia nhập ATIGA.
Do không cạnh tranh được với đường nhập khẩu chính ngạch giá rẻ, niên vụ 2019-2020 Việt Nam chỉ còn 29 nhà máy đường hoạt động thay vì 40 như trước đây, hàng nghìn công nhân mất việc làm.
Giá đường rẻ thì giá mía không thể cao. Giá thu mua mía thấp khiến nhiều nông dân ngậm ngùi bỏ ruộng mía vì càng đầu tư càng lỗ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến diện tích mía và sản lượng đường trong niên vụ vừa qua sụt giảm nghiêm trọng.
Chờ từng ngày áp thuế phòng vệ thương mại
Bộ Công thương và Hiệp hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức hội thảo "Giải pháp cho ngành mía đường Việt Nam trong tình hình mới" ngày 1-12.
Ngoài hành lang pháp lý chặn đường nhập lậu, các chuyên gia bàn nhiều về giải pháp áp thuế phòng vệ thương mại, nhằm bảo vệ ngành mía đường nội địa đang chịu thương tổn nặng nề trước đường nhập khẩu cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Các biện pháp phòng vệ thương mại là một thực tế phổ biến trên thế giới, khi tự do hóa thương mại trong điều kiện công bằng thì biện pháp này sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại nhập, bình ổn nguồn cung trong nước. Để tạo được thế cục "cân xứng" này thì các cơ quan chức năng có vai trò quan trọng hơn cả.
Lộ trình các bước tiến tới áp thuế phòng vệ thương mại cho đường nhập khẩu đang được các cơ quan này đẩy mạnh. Theo quy định, muốn điều tra chống bán phá giá, cơ quan quản lý cần đánh giá tác động của hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm, một số trường hợp có thể là 6 tháng.
Ngành mía đường mở cửa từ tháng 1-1-2020. Vì vậy trong 6 tháng ngay sau khi có số liệu nhập khẩu đường thì hồ sơ điền bằng chức đã được gấp rút gửi lên Bộ Công thương.
Tháng 8, Bộ Công thương ra chỉ thị số 11/CT-BCT giao các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường nhập khẩu. Đến 21-9, ban hành quyết định số 2466/QĐ-BCT khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía Thái Lan.

Thuế phòng vệ thương mại là cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh cho đường nội trên sân nhà
Mía đường Việt Nam vốn có lợi thế không thua kém Thái Lan. Những năm 2015-2016, Việt Nam từng sản xuất 1,5-1,6 triệu tấn mía đường.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, nhiều hộ nông dân đã gia nhập câu lạc bộ trồng mía năng suất khủng 100 tấn/ha, chất lượng mía ở mức rất cao 10 chữ đường. Nếu cạnh tranh công bằng thì đường Việt Nam vẫn có ưu thế khi gặp Thái Lan trên sân nhà.
Dưới sức ép cạnh tranh, mía đường Việt Nam vẫn đang kiên trì theo đuổi cuộc đua "đòi công bằng", chờ từng ngày áp thuế phòng vệ thương mại. Hội nhập luôn đi kèm khó khăn, điều quan trọng là cả người nông dân và nhà máy gắn bó với cây mía lúc này cần sát cánh cùng nhau, tìm giải pháp ứng phó để thoát khỏi cơn bĩ cực trước mắt và phát triển ngành mía đường lâu dài.
-
TTO - Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo Hiệu trưởng nhà trường tiếp tục xác minh, làm rõ, xử lý theo thẩm quyền và quy định hiện hành đối với các cá nhân có liên quan trong việc giữ giấy báo dự thi của thí sinh và dạy thêm, học thêm sai quy định
-
TTO - Liên quan đến vụ việc 2 nghệ sĩ Việt Nam bị bắt tại Tây Ban Nha, một số diễn viên, ca sĩ phát biểu phản cảm, đi ngược chuẩn mực đạo đức như chuyện lang chạ 'là văn hóa đàn ông' hay 'làm sai tôi cũng bênh'.
-
TTO - Cả 3 trường hợp nhiễm biến thể mới Omicron BA.4 và BA.5 đều có người nhà mắc COVID-19 và không tiếp xúc người lạ.
-
TTO - Trong thời gian thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sẽ có các cuộc hội kiến với lãnh đạo cấp cao Việt Nam và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
-
TTO - Ông Nguyễn Lân Thắng bị Công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam để điều tra về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận