Phóng to |
Mẹ VN anh hùng Lê Thị Trị, con gái của mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ, năm nay 88 tuổi ngồi bên cháu bé gọi mẹ Thứ bằng cố - Ảnh: Tấn Vũ |
Xem video do nhóm phóng viên báo Tuổi Trẻ thực hiện |
* Thật bàng hoàng khi đọc tin này... Tôi biết mẹ lúc còn nhỏ, khi xem một bộ phim tài liệu trên Đài truyền hình Đà Nẵng. Sau đó trong cuộc thi viết thư quốc tế UPU, năm học lớp 9 tôi đã viết về mẹ và được giải... Cách đây gần hai tháng tôi gặp họa sĩ Đặng Ái Việt, nghe bà kể vừa đi vẽ mẹ Thứ về, tôi đứng thật lâu nhìn ảnh mẹ Thứ nằm thở có vẻ đã yếu lắm và lặng lẽ một khoảng trống trong lòng... Hôm nay mẹ đã ra đi, cuộc sống vẫn cứ chảy xuôi về hư không.... Xin thành kính tiễn đưa một người quen dù chưa một lần gặp mặt!
* Biết mẹ qua sách báo từ lâu, nhưng mỗi lần đọc về mẹ, nước mắt của tôi tự trào dâng, có điều gì cay cay. Không khóc, không cay sao được? Mong rằng bóng dáng chiến tranh không còn hiện diện trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta cũng như mọi ngõ ngách của thế giới này! Cầu hương hồn của mẹ về nơi vĩnh hằng, nơi đó thật sự hòa bình. Con muôn vàn biết ơn mẹ, bà mẹ VN ngàn lần anh hùng.
Nhận được tin mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Thứ qua đời, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi những vòng hoa đến viếng. Ngoài ra, chính quyền địa phương các tỉnh thành, đơn vị, cá nhân trong cả nước cũng gửi vòng hoa đến viếng mẹ. Hàng ngàn người dân đã đến thắp nhang tiễn biệt mẹ Thứ. |
* Nghe tin nội mất mà con không cầm được nước mắt. Dù chưa một lần gặp nội nhưng huyền thoại của nội và các anh chị luôn trong trái tim và trí óc của con. Nội và các con nội sẽ mãi bất tử trong trái tim của chúng con. Hỡi các bạn trẻ VN, tôi và các bạn không sinh ra và trải nghiệm chiến tranh, hãy cùng nhau xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn, đó là cách trả công ơn những người con đã hi sinh vì đất nước!
* Mong các nhà giáo dục hãy đưa hình ảnh mẹ Thứ vào bài học cho học sinh, như là một tấm gương sinh động nhất về sự hi sinh cao cả cho dân tộc, cho nhân dân.
* Chúng con, những thanh niên trẻ của tỉnh Quảng Nam đang làm việc xa quê xin kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng con mãi ghi nhớ công ơn, sự hi sinh của mẹ để giành lại độc lập cho đất nước. Từ TP.HCM xa xôi, chúng con xin thắp nén hương lòng để tiễn đưa mẹ.
* Từ miền Bắc xa xôi, chưa một lần tới đất Quảng, tôi chỉ biết về mẹ qua báo chí. Cả cuộc đời mẹ là sự hi sinh cao cả, đã dâng hiến đến 11 người con và cháu cho đất nước hôm nay được thống nhất, thanh bình. Mẹ là hiện thân của người mẹ VN gánh trên đôi vai cả nỗi đau thương và niềm vinh hạnh. Xin được kính cẩn nghiêng mình từ miền đất xa xôi thắp nén tâm nhang dâng lên mẹ.
Hàng trăm email bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ trong hai ngày qua đủ nói lên niềm tiếc thương vô hạn của mọi người dành cho mẹ. Thế kỷ 20 với những cuộc chiến tranh vệ quốc liên tiếp, hàng triệu bà mẹ Việt Nam đã tiễn con mình ra trận nhưng có lẽ không có bà mẹ nào như mẹ Thứ khi chín người con của mẹ ra đi, không một ai trở về với mẹ ngày hòa bình.
Có mang nặng đẻ đau từng hòn máu đỏ mới thấm thía hết nỗi đớn đau tận cùng của người mẹ chín lần khóc con ngã xuống. Và chính vì thế, cuộc đời mẹ Thứ đã hóa thành một tượng đài bất tử về sự hi sinh vô bờ bến của hàng triệu bà mẹ VN. Đâu phải ngẫu nhiên mà người Việt luôn gọi Tổ quốc là mẹ: mẹ đất nước - mẹ VN. Người mẹ đầu tiên trong huyền sử nước Việt đã sinh hạ đứa con rồi tiễn con lên đường ra trận có lẽ là bà mẹ làng Phù Đổng. Cậu bé Gióng sau ba năm không khóc không cười không nói, vậy mà khi nghe lời hiệu triệu ai có tài hãy ra tay diệt giặc đã vùng dậy đòi mẹ cho mình gặp sứ giả nhà vua xin ra trận. Rồi đánh tan giặc Ân giúp dân cứu nước, chàng Gióng bay về trời. Cổ tích không nói Gióng trở về với mẹ, như một ngụ ngôn về sự hi sinh hóa thánh của những người lính. Từ bà mẹ làng Phù Đổng khi xưa đến bà mẹ Quảng Nam như mẹ Thứ hôm nay là sự truyền nối tấm lòng trung hậu của những bà mẹ Việt, cứ lặng lẽ đưa con ra trận báo đền nợ nước khi xã tắc lâm nguy. Mấy ngàn năm qua, trong hành trình vệ quốc đầy bi tráng của đất nước, bao nhiêu triệu người lính ngã xuống là bấy nhiêu triệu lần những người mẹ Việt đứt ruột đớn đau. Nhưng chắc hiếm có người mẹ nào đã mười một lần khóc chín đứa con ruột, một đứa con rể và một người cháu ngoại như mẹ Thứ - bà mẹ đất Quảng. Và vì thế, ai ai cũng mong tuổi thọ của mẹ dài thêm mãi mãi, như để bù đắp cho bao nhiêu dông bão đã đi qua đời mẹ. Và vì thế, 106 năm đời mẹ, trong tâm thức những người Việt vẫn là chưa đủ cho những đớn đau mẹ từng chịu đựng. Tuổi đời của mẹ không là thiên thu nhưng cuộc đời của mẹ Thứ là bất tử. Như bao nhiêu bà mẹ Việt trên mảnh đất chữ S này đã lặn lội tảo tần gánh gồng đất nước đi qua bao cuộc chiến tranh. Đất nước im tiếng súng bom vẫn âm thầm nhắc cháu con về tình yêu thiêng liêng với biển trời Tổ quốc. Như cách nay chưa lâu, có bà mẹ Phán ở Hải Dương đã 81 tuổi vẫn lặn lội vượt đường xa mang lá cờ đỏ sao vàng rộng 100m2 đến tặng huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) gửi gắm tin yêu về chủ quyền thiêng liêng của đất nước với thế hệ hôm nay và mai sau. Như năm xưa nào, bên bờ sông Hiền Lương có bà mẹ Diệm đêm đêm thức dưới hầm sâu, lặng lẽ vá lá cờ bị bom địch xé nát. Như cuộc đời người mẹ Điện Bàn - người mẹ Quảng Nam vừa từ giã cõi đời, bao nhiêu năm qua, bằng chính sự hi sinh của mình đã nhắn nhủ với hôm nay rằng những đứa con luôn là niềm hạnh phúc lớn nhất của những người mẹ, nhưng lớn hơn cả niềm hạnh phúc kia chính là khát vọng độc lập, tự do cho Tổ quốc. Và chính vì thế, lời hứa của chúng ta trước vong linh mẹ hôm nay không thể nào khác hơn, rằng mảnh đất với bao thế hệ đổ máu để gìn giữ, trong đó có chín người con của mẹ Thứ, sẽ luôn được gìn giữ vẹn toàn! |
Mẹ Thứ đã qua đờiMẹ Thứ ơi, Mẹ là Tổ quốcNgười mẹ chín lần tiễn con đi không còn nữaXem bản tin tiếng Anh
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận