Phóng to |
Chị Hòa và các con của mình |
Nhà không có đất sản xuất nên vợ chồng chị mưu sinh bằng việc làm thuê, làm mướn. Chị lột nhãn, nhổ cỏ mướn, còn anh Nguyễn Văn Mộng (chồng chị, 40 tuổi) đi phụ hồ. Do công việc làm thuê bấp bênh, anh Mộng lại bị đau cột sống không thể làm suốt, anh chị lại có tới bốn con nhỏ nên gia cảnh lúc nào cũng thiếu trước hụt sau.
Mấy tháng trước, chị Hòa bỗng nhiên mệt mỏi, khó thở, sụt cân… đến nỗi không thể đi làm thuê được nữa. Biết nhà chị nghèo, bà con lối xóm gom góp được ít tiền cho chị đi khám bệnh. Các bác sĩ ở Viện tim TP.HCM kết luận chị bị hở van tim phải phẫu thuật, nhưng do chị mang bệnh Basedow nên cần nhập viện điều trị nội khoa trước rồi mới mổ tim. Vậy mà do hoàn cảnh quá khó khăn chị vẫn xin xuất viện về nhà.
Những tuần đầu sau khi xuất viện, chị còn lên TP.HCM để tái khám, lấy thuốc uống, mỗi lần mất hơn 1,5 triệu đồng. Nhưng không thể vay mượn mãi bà con lối xóm, trong lúc hai bên nội ngoại đều nghèo nên số lần đi tái khám của chị thưa dần. Thiếu thuốc uống đều đặn nên bệnh tình ngày càng nặng hơn, có lúc ngất xỉu, không thở được.
“Những lúc đó bốn đứa nhỏ ôm nhau khóc vì sợ mẹ chết. Bệnh của tui bác sĩ bảo phải mổ mới hết nhưng cảnh nhà thế này đành cam chịu”, chị thở dốc.
Cháu Như Quỳnh đang sắc thuốc nam cho mẹ |
Giấy xuất viện của chị Hòa |
Trước đây, mẹ chồng chị là bà Nguyễn Thị Phấn (sinh năm 1947) lên TP.HCM giúp việc nhà, dành dụm mỗi tháng gởi về cho chị được hơn 1 triệu đồng để phụ nuôi cháu, nhưng cả năm nay do bệnh khớp tái phát hành hạ nên bà đành về quê trông cháu.
Con gái lớn của chị là Nguyễn thị Như Quỳnh (14 tuổi, học lớp 7) xin đi rửa chén thuê cho một quán cháo, mỗi bữa được 15.000 đồng phụ giúp cha mẹ. Cha đi làm thuê, Quỳnh ở nhà vừa phụ bà chăm sóc mẹ và các em, tối đến còn nhận lột nhãn thuê. Có người bày uống thuốc nam, cô bé cũng đi hái, đi tìm, đi xin về nấu cho mẹ uống.
Chị Hòa tâm sự: “Nhiều lúc thấy cảnh nhà khổ quá tôi cũng nghĩ quẩn, nhưng nhìn các con còn quá nhỏ, đang tuổi ăn, tuổi học nếu mình chết đi thì ai lo lắng chăm sóc, rồi cuộc đời chúng sẽ về đâu”. Chị bảo rằng niềm an ủi giúp chị thêm nghị lực vượt qua bệnh tật chính là các con Quỳnh, Vũ Linh (lớp 5), Ngọc Mai (lớp 4) và Như Ý (lớp 2) đều học khá giỏi.
Chuyên mục “Nhịp cầu nhân ái” của báo Tuổi Trẻ đăng tải các địa chỉ, hoàn cảnh cần giúp đỡ và thông tin phản hồi về sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Bạn đọc có thể giới thiệu các hoàn cảnh không may, khốn khó, bệnh tật, tai nạn bất ngờ... mà không còn khả năng tự giải quyết được để báo Tuổi Trẻ xác minh và đăng tải trên chuyên mục này. Thông tin giới thiệu gửi qua email: nhipcaunhanai@tuoitre.com.vn hoặc Ban Công tác xã hội báo Tuổi Trẻ theo địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. “Nhịp cầu nhân ái” mong nhận được sự chia sẻ từ quý bạn đọc. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về báo Tuổi Trẻ, “Nhịp cầu nhân ái” sẽ công khai sự giúp đỡ và cam kết trao tận tay người cần được giúp đỡ. Báo TUỔI TRẺ Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM Điện thoại: (08) 39973838 Số tài khoản: * VND: 102010000118248, Ngân hàng Công thương chi nhánh 3 TP.HCM; chủ tài khoản: Báo Tuổi Trẻ. * USD: 007.137.0195.845 * EUR: 007.114.0373.054 Vui lòng ghi rõ: Nhịp cầu nhân ái - mã số 24, giúp đỡ chị Trần Thị Hòa |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận