Hai nước cũng cấp nơi ở tạm thời để họ có thể tái định cư hoặc hồi hương trong vòng một năm.
Phụ nữ và trẻ em di cư tại một nơi trú ẩn tạm thời ở Langsa, tỉnh Aceh, Indonesia - Ảnh: AP |
Trước đó, theo AFP, hai quốc gia trên cùng Thái Lan đã làm dấy lên sự phẫn nộ quốc tế khi ngăn các con tàu quá tải chở người di cư Bangladesh và người thiểu số Rohingya từ Myanmar đổ bộ lên bờ biển. “Việc lai dắt và xua đuổi các con tàu sẽ không xảy ra nữa.
Chúng tôi cũng đồng ý cho họ nơi cư trú tạm thời” - ông Anifah tuyên bố. Cuộc hội đàm khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng làn sóng di cư tại vùng biển châu Á trong ngày 20-5 cũng có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Tanasak Patimapragorn, nhưng ông đã không xuất hiện trong cuộc họp báo sau đó.
Ông Anifah cho biết phía Thái Lan trì hoãn tham gia tiếp nhận người di cư vì cho rằng cần tham khảo lại xem liệu “luật quốc gia” của Thái Lan có cho phép việc đó hay không.
“Malaysia và Indonesia cũng mời gọi các quốc gia khác trong khu vực tham gia nỗ lực này” - ông Anifah thông tin thêm. Ông Anifah cho biết cơ quan tình báo Malaysia ước tính vẫn còn khoảng 7.000 người di cư mắc kẹt trên biển.
Tuy nhiên, truyền thông Myanmar ngày 20-5 dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này cho biết chính quyền “chia sẻ mối quan tâm” cùng cộng đồng quốc tế và Myanmar “sẵn sàng cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho bất kỳ ai đang chịu đựng ngoài biển khơi”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận