Phóng to |
Cảnh sát Malaysia bắt giữ một người tham gia biểu tình trước Ủy ban Chống tham nhũng Malaysia gần Kuala Lumpur - Ảnh: AFP |
Theo Bloomberg, Malaysia cũng lên kế hoạch buộc các giám đốc công ty chịu trách nhiệm pháp lý khi có nhân viên liên quan đến tham nhũng, đồng thời cử quan chức liêm chính thanh tra cán bộ làm việc trong các bộ thuộc chính phủ.
Theo Tổ chức Minh bạch thế giới, Malaysia là một trong những quốc gia có nạn nhận hối lộ nhiều nhất trong 30 nước mà tổ chức này khảo sát năm 2012. Ngay khi cầm quyền sau cuộc bầu cử tháng 5 năm nay, Thủ tướng Najib Razak ngay lập tức bổ nhiệm ông Low làm người lãnh đạo trong cuộc chiến chống tham nhũng của Chính phủ Malaysia.
Theo ông Low, việc sửa đổi đạo luật chống tham nhũng Malaysia khi đặt trách nhiệm lên vai giám đốc các công ty là để họ có chính sách phòng chống tham nhũng ngay trong tổ chức của họ. Các bộ trong chính quyền Malaysia sẽ thuê thanh tra liêm chính nhằm đảm bảo các tiến trình làm việc được trong sạch và minh bạch.
Kế hoạch cũng đang cân nhắc lệnh cấm bà con họ hàng của các bộ trưởng và nhân viên dân sự cấp cao trong bộ máy Chính phủ Malaysia hoạt động kinh doanh với bộ mà các quan chức này làm việc. Ông Low khẳng định những khoản tài trợ cho các đảng chính trị trong nước cũng cần phải minh bạch.
Bộ trưởng Low cho biết chương trình theo dõi điện tử chỉ mới thảo luận giai đoạn đầu và không cung cấp chi tiết về cách thức hoạt động hay vai trò và quyền hạn của nhà chức trách trong chương trình như thế nào. Tuy nhiên ông Low tiết lộ chương trình giám sát điện tử đang bàn thảo này có thể ngốn mất của Malaysia 9 tỉ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, theo Today Online, nhà phân tích chính trị Ibrahim Suffian thuộc Trung tâm thăm dò ý kiến công chúng Merdeka của Malaysia nhận định: “Điều mà công chúng trông đợi họ làm là truy tố những thủ phạm quan trọng mà công chúng đều biết nhưng thường được bảo vệ vì lý do chính trị hay những lý do khác”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận