23/11/2023 18:30 GMT+7

​Mã số vùng trồng giúp nông sản Đồng Nai chinh phục thị trường quốc tế

Sau hơn 4 năm đàm phán, từ tháng 9-2022, Việt Nam chính thức xuất khẩu chính ngạch trái sầu riêng vào thị trường Trung Quốc. Đồng Nai là một trong những tỉnh có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu trái sầu riêng theo đường chính ngạch.

​Mã số vùng trồng giúp nông sản Đồng Nai chinh phục thị trường quốc tế- Ảnh 1.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt gần 850 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cả năm 2022 - Ảnh: A LỘC

140 vùng trồng và 82 cơ sở đóng gói được cấp mã số

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 76,6 ngàn ha cây ăn trái lâu năm, trong đó có nhiều loại cây ăn trái đang có thế mạnh xuất khẩu. 

Trước đây, các nước như: Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đưa ra yêu cầu về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói với nông sản nhập khẩu. Từ năm 2023, thị trường lớn Trung Quốc đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe, yêu cầu từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói đều phải được cấp mã số mới đủ chuẩn xuất khẩu vào các thị trường này.

Mã số vùng trồng là chứng nhận mã số định danh cho vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất không những giúp truy xuất nguồn gốc nông sản mà còn thông tin chính xác, cụ thể quy trình sản xuất của nông sản đó. 

Dưới góc độ người nông dân, mã số vùng trồng là giấy thông hành để một sản phẩm nông sản có thể nhập khẩu chính ngạch vào thị trường. Phòng Nông nghiệp các huyện là đầu mối tư vấn và hỗ trợ cấp mã số vùng trồng tại các địa phương.

Từ rất sớm tỉnh Đồng Nai đã phối hợp cùng các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện triển khai hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo Văn bản số 1776/BNN-BVTV ngày 23-3-2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. 

Đến nay, Đồng Nai có 140 vùng trồng và 82 cơ sở đóng gói nông sản đã được cấp mã số xuất khẩu đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Úc, New Zealand…

Mục tiêu đến năm 2025, 100% vùng trồng nông sản Đồng Nai được cấp mã số

Hơn 1,5 ngàn ha trồng chuối sẽ được cấp mã số, thuận lợi cho xuất khẩu - Ảnh: NHÃ CHÂN

Hơn 1,5 ngàn ha trồng chuối sẽ được cấp mã số, thuận lợi cho xuất khẩu - Ảnh: NHÃ CHÂN

Theo bà Trần Thị Tú Oanh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật - Thủy lợi (Sở NN-PTNT tỉnh), để chuẩn bị cho công tác xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, ngay từ đầu năm 2021 Sở NN-PTNT đã phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản những quy định về cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. 

Qua đó, Đồng Nai đã có 7 vùng trồng sầu riêng đạt chuẩn và được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích được cấp mã số đạt 533ha.

Định hướng đến năm 2025, sẽ có thêm 73 mã số vùng trồng nông sản Đồng Nai với tổng diện tích hơn 6.448 ha. Trong đó, tiếp tục xây dựng thêm 22 mã số vùng trồng cho cây bưởi với diện tích gần 1,7 ngàn ha; 21 mã vùng trồng sầu riêng với hơn 1,5 ngàn ha; 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha, 4 mã số vùng trồng thanh long với diện tích 460ha.

Đặc biệt, ngành nông nghiệp sẽ tập trung hình thành liên kết chuỗi sản phẩm từ vùng trồng, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường mối liên kết với các vùng trồng, các cơ sở đóng gói để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói để tránh việc mạo danh mã số, đưa sản phẩm từ ngoài vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa có mã số vùng trồng vào chuỗi sản phẩm và kiểm soát khâu xuất khẩu, cũng như các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng mã số.

Xuất khẩu sầu riêng năm 2023 dự kiến đạt 1,2 - 1,5 tỉ USDXuất khẩu sầu riêng năm 2023 dự kiến đạt 1,2 - 1,5 tỉ USD

Dự kiến xuất khẩu sầu riêng cả năm 2023 của Việt Nam sẽ tăng mạnh, đạt 1,2 - 1,5 tỉ USD, gấp 3,5 lần so với năm 2022.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên