10/05/2018 15:11 GMT+7

Lưu ý gì khi làm bài thi môn sinh?

DƯƠNG KIM LOAN (tổ phó tổ Sinh, Trường THPT Tân Bình, TP.HCM)
DƯƠNG KIM LOAN (tổ phó tổ Sinh, Trường THPT Tân Bình, TP.HCM)

TTO - Sinh học là môn học có khối lượng kiến thức khá lớn về lý thuyết với nhiều quá trình, quy luật cũng như nhiều dạng bài tập với nhiều công thức.

Lưu ý gì khi làm bài thi môn sinh? - Ảnh 1.

Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017 - Ảnh: ĐỨC HIẾU

Để học tốt bộ môn sinh học không chỉ đòi hỏi học sinh phải thuộc bài, nắm vững kiến thức bộ môn mà còn có tư duy logic, khả năng lập luận khoa học cũng như cần phải có kỹ năng để làm tốt các dạng bài tập.

Trong quá trình học tập trên lớp, học sinh thường có suy nghĩ đây là môn thi với hình thức trắc nghiệm 100% nên các em thường xem nhẹ bước học bài để nắm vững kiến thức, dẫn đến việc nhiều em học sinh học bài qua loa hoặc không học bài và khi làm bài các em "đánh lụi" dẫn đến kết quả không cao. 

Vì thế, để làm bài tốt đạt điểm cao, học sinh cần học bài kỹ lưỡng và khi học môn sinh học, học sinh không phải học thuộc lòng như con vẹt mà cần phải hiểu bài, nắm rõ các khái niệm, quá trình sinh học, quy luật di truyền… thì mới vận dụng tốt vào việc làm bài. 

Để nắm vững và nhớ kỹ kiến thức, các em nên học và nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy, có sự so sánh, phân biệt giữa các khái niệm, quy luật, quá trình.

Các bước cần thiết khi ôn luyện         

Thứ nhất là học bài để chuẩn bị kiến thức. Ở đây khi học đòi hỏi học sinh phải hiểu bài, phải biết so sánh, phân biệt, nhận biết các quá trình sinh học, các quy luật di truyền để tránh nhầm lẫn khi làm bài. Chú ý đến những ứng dụng, thành tựu khoa học trong cuộc sống.

Thứ hai, trên nền tảng có kiến thức khi học bài các em mới luyện tập làm các câu trắc nghiệm. Nếu các em bỏ qua bước một thì với một câu trắc nghiệm đã làm đúng lần đầu, lần sau gặp lại em vẫn có thể chọn sai đáp án.

Thứ ba, dò đáp án để phát hiện những kiến thức chưa thuộc hoặc hiểu sai lệch để củng cố và hoàn chỉnh kiến thức của mình.

Thứ tư, luyện tập làm lại lần nữa những câu trắc nghiệm với nội dung phần kiến thức đã hoàn chỉnh.

Ôn luyện bài tập

Bài tập có ở các chương I: Cơ chế di truyền và biến dị; chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền; chương III: Di truyền quần thể; chương V: Di truyền người - phả hệ.

Một số bài tập ở phần tiến hóa và sinh thái. Trong bài tập ở các chương thì các em lưu ý, cấu trúc đề thi thường cho số câu bài tập nhiều ở phần chương II. Trong chương này các em phải ôn luyện thật kỹ.

Những lưu ý khi làm bài:

- Phải đọc thật kỹ đề bài, gạch dưới những từ, cụm từ quan trọng, đó là "khóa" để tư duy, lập luận loại suy đáp án giúp các em chọn đáp án đúng.

- Chú ý các câu hỏi dạng phủ định: chọn câu sai, chọn câu không đúng… Với câu hỏi dạng này rất nhiều em chọn nhầm đáp án.

- Đối với các câu trắc nghiệm bài tập, sẽ có những đáp án gây nhiễu, giải theo hướng sai nằm trong đó và dễ làm cho học sinh không phát hiện sai khi làm bài, cứ tưởng mình đã chọn đúng đáp án.

Để đạt điểm cao, học sinh cần:

- Học kỹ bài, nắm vững kiến thức.

- Đọc kỹ câu hỏi, gạch dưới các "từ khóa", dựa vào các "từ khóa" để tìm đáp án sẽ tránh bớt được độ nhiễu của các đáp án.

- Làm câu dễ trước, câu khó làm sau, cuối giờ không làm được thì đánh ngẫu nhiên các câu còn lại, không bỏ trống câu nào.

- Không dừng lại ở một câu nào quá lâu, đối với thời gian bài thi tốt nghiệp 60 phút và 40 câu trắc nghiệm, bình quân đối với câu trắc nghiệm lý thuyết làm khoảng 30 giây đến 1 phút, bài tập làm khoảng 2 phút. 

Thời gian làm bài khoảng 50 phút. Còn lại 10 phút để kiểm tra bài làm, hoặc dành cho các câu khó.

4 "nguyên tắc vàng" ôn thi môn toán 4 'nguyên tắc vàng' ôn thi môn toán

TTO - Khi chuyển qua hình thức thi trắc nghiệm môn toán thì việc học toán cần thay đổi cả về cách học và tư duy.

DƯƠNG KIM LOAN (tổ phó tổ Sinh, Trường THPT Tân Bình, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên