Với 6,6%, tỉ lệ này của Việt Nam thấp hơn nhiều so với nước thấp thứ hai trong danh sách là Campuchia (25,6%), và thấp hơn gần chín lần so với nước đứng đầu là Philippines (53,3%).
Điều đó có nghĩa cứ mỗi 100 lao động làm công ăn lương trong ngành dệt may ở Việt Nam thì có 6,6 người nhận lương thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đánh giá của các chuyên gia ILO, cách thiết kế hệ thống tiền lương tối thiểu, vai trò của các tổ chức đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình điều chỉnh tiền lương, cũng như thể chế quản trị thị trường lao động và sự vững mạnh của hệ thống thanh tra lao động có vai trò ảnh hưởng tới vấn đề tuân thủ mức lương tối thiểu. |
Báo cáo của ILO phân tích thêm: trong khi việc tuân thủ quy định về tiền lương tối thiểu ở khắp các nền công nghiệp dệt may châu Á đều được đánh giá là yếu kém, giữa các quốc gia có mức độ không tuân thủ khác nhau.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia nổi bật về mức độ tuân thủ lương tối thiểu với tỉ lệ vi phạm nghiêm trọng (trả lương thấp hơn 80% mức lương tối thiểu) ở mức 3,8% và tỉ lệ vi phạm ở mức độ vừa phải (trả lương trong khoảng từ 80% đến dưới 100% lương tối thiểu) ở mức 2,8%.
Ngược lại, Philippines, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Indonesia đều có tỉ lệ lớn người lao động trong ngành dệt may bị trả lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu.
Tỉ lệ vi phạm nghiêm trọng ở Philippines và Ấn Độ lần lượt là 38,8% và 34,9%. Khoảng một phần tư người lao động dệt may Indonesia cũng nhận lương thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu - thông tin từ ILO cho biết.
Mặt khác, ở tất cả các quốc gia được nghiên cứu, lao động nữ dễ bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu so với lao động nam. Một lần nữa, Việt Nam là một trong những quốc gia có khoảng cách về giới nhỏ nhất (5,7%), xếp sau Campuchia và Indonesia.
Trong khi đó, Pakistan có sự khác biệt nam nữ trong tỉ lệ không tuân thủ cao nhất (60,4%).
Tuy nhiên, các chuyên gia của ILO cũng cho rằng tỉ lệ lương tối thiểu của Việt Nam so với mức lương phổ biến trong ngành dệt may là tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực.
Việt Nam có bốn mức lương tối thiểu vùng, hiện ở mức 2,4 - 3,5 triệu đồng. Dự kiến lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,3% vào đầu năm 2017.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận