![]() |
Cô bước vào phòng tắm, cởi bỏ áo váy trong đó, rồi bước ra. Cô tụt cái áo choàng ngoài khỏi người. Đầu, cổ và vai cô thanh mảnh, cân đối. Cô hỏi ông già muốn cô đứng ngồi ra sao, ông nói sao cũng được, miễn thoải mái. Ông Elihu đứng cạnh cái bàn mặt tráng men, cạnh cửa sổ lớn. Trên mặt bàn, ông đã bóp ra hai ống sơn nhỏ và đang trộn chúng với nhau. Cô người mẫu lặng lẽ quan sát ông già trộn màu.
Ông Elihu không nhìn ngay cô người mẫu lõa thể. Ông nhúng đầu cọ vào đống sơn đã trộn trên bàn, nhìn qua thân thể trần truồng của cô người mẫu một cái, rồi bắt đầu vẽ. Thỉnh thoảng, ông nhìn cô, nhưng cái nhìn của ông không đọng lại lâu, ông nhìn qua nơi khác ngay, như thể ông ngại thất thố với cô. Nét mặt ông có cái vẻ bình thản của người đang chú tâm vào đối tượng một cách khách quan. Điệu bộ ông đứng vẽ trông thành thạo, quen thuộc. Lâu lâu, ông đưa mắt nhìn cô người mẫu. Lâu lâu thôi, ông không nhìn cô nhiều. Còn cô gái thì có vẻ như không còn biết đến sự có mặt của ông nữa. Một lần, cô gái ngoái đầu ngắm cây ailanthus sau vườn, và ông Elihu nhìn cô một lúc lâu xem thử cô thấy được gì ở cái cây ấy.
“Nhưng Trời Đất ơi, tôi muốn biết ông đang làm cái trò gì đó. Nói thật với ông, tôi thấy ông chẳng biết cái quái gì về hội họa cả!”.
Ông già ngạc nhiên đến hoảng hốt. Ông tóm vội một cái khăn bông lớn, trùm kín lấy tấm bố ông đang vẽ.
Perry nói: “Tôi thấy ông đâu có vẽ gì tôi. Nói trắng ra, ông đâu thật tâm có ý vẽ tôi. Tôi nghĩ rằng ông chỉ muốn để cho đôi mắt ông chạy lướt trên thân thể tôi vì những lý do riêng của ông. Tôi không biết ông muốn cái gì, ông cần cái gì, nhưng tôi chắc chắn rằng phần nhiều những cái ấy chẳng ăn nhằm gì tới hội họa cả!”.
Cô mặc áo choàng vào lại, và buộc chặt thắt lưng.
“Tôi là một họa sĩ”, cô nói tiếp, “tôi làm người mẫu vì tôi không còn một xu dính túi, nhưng khi trông thấy đồ giả, tôi biết ngay”.
“Xin lỗi cô”, ông Elihu nói, giọng khàn đặc, “Tôi năm nay đã bảy chục tuổi rồi. Tôi sống quá cô độc… Tôi đâu có ngờ rằng tôi đã quên đi biết bao nhiêu về hội họa và cả về thân thể người đàn bà nữa, tôi đâu có ngờ tôi đã quên đi nhiều đến thế! Tôi không ngờ rằng nhìn cô, tôi đã xúc động như vậy, và nghĩ lại, tôi cũng bàng hoàng là cả một cuộc đời trôi qua cái vèo! Tôi đã mong rằng cầm cọ vẽ sẽ đem lại cho tôi một sức sống mới, một cái nhìn tươi mát hơn về cuộc đời. Thật đáng tiếc tôi đã làm phiền cô...”.
“Phiền, cái đó khỏi lo. Tôi sẽ được trả tiền cho sự phiền hà ấy”, cô người mẫu nói, “nhưng cái mà ông không đem tiền đền bù được là nỗi xúc phạm tôi phải chịu đựng ở đây, để cho mắt ông, cái nhìn của ông rờ rẫm bò khắp thân thể tôi”.
“Tôi không có ý sỉ nhục cô”.
“Tôi cảm thấy vậy đó, ông ơi”.
Rồi cô Perry bảo ông Elihu cởi quần áo ra.
“Tôi? Cởi quần áo?”, ông hỏi, vô cùng ngạc nhiên, “Để làm gì?”
“Tôi muốn vẽ ông. Cởi quần, cởi áo ra, mau lên!”.
Với những nét nhanh, gọn, cô Perry phác họa ông già, rồi cô thọc cây cọ vào đống sơn đen quẹt bậy quẹt bạ lên mặt người trong tranh.
Đứng nhìn, Elihu đủ thấy cô người mẫu thù ghét ông đến mức nào, nhưng ông chỉ im lặng. Bỗng nhiên ông cảm thấy mình già khọm đi.
Sau đó, ông kéo cái khăn bông trùm kín bức vải, và thử vẽ lại khuôn mặt cô gái, nhưng chỉ mới đấy mà ông đã quên nó mất tiêu rồi!”. (Người mẫu. Truyện của Bernard Malamud, dựa theo bản dịch của họa sĩ Võ Đình).
Lời bàn:
• Người mẫu không là người mẫu. Họa sĩ không là họa sĩ! Khi người mẫu và họa sĩ đều không còn tấm vải che thân, họ mới “tri kiến” con người thật của mình! Một chút ngậm ngùi lực bất tòng tâm!
• Nhưng hình như mọi sự giờ đã khác xa rồi! Cứ mở mailbox ra thì thấy! Không biết tự bao giờ, từ trên trời rơi xuống vô số thư “trời ơi đất hỡi” kiểu The new era for you begins. Girls will go crazy! Friends will be jealous! Like a real man with a real… Buy and enjoy your new size! Một kỷ nguyên mới của bạn bắt đầu. Các cô gái sẽ phải điên lên! Bạn bè sẽ phải ghen tị! Bạn sẽ là một người đàn ông thứ thiệt…! Hãy mua ngay và hưởng thụ cái “size” mới của bạn! Và vô số những lời chào mời khác. Thuốc đặc biệt công hiệu. Đại hạ giá, mua một tặng… hai y như bánh Trung thu! Tóm lại, trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay chỉ cần nhấp con chuột, người họa sĩ già kia không phải bẽ bàng!
• Bác sĩ Vĩnh Quý, vừa ở Mỹ về thăm bảo tình hình lây truyền bệnh AIDS bên Mỹ bây giờ lạ lắm, không giống mấy năm trước. Không phải ngày càng “trẻ hóa” như ở mình mà ngày càng “lão hóa” mới lạ! Ấy cũng bởi mấy thứ trên trời rơi xuống như vậy nên giới lão bên đó bỗng vùng lên hơn bao giờ hết. Cái nguy là ỷ mình lão, không còn sợ mất chức, không còn sợ chết… nên dễ mất cảnh giác!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận