Thứ 5, ngày 28 tháng 1 năm 2021
Lồng sắt chống trộm bao kín nhà có khi cũng chống... chủ nhà
TTO - Nhà trọ trên đường kênh 19-5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú khiến 2 người chết vào lúc 1h sáng 18-6. Một nhà trọ khác tỉnh lộ 10, phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân) làm 3 người chết... có liên quan tới lồng sắt chống trộm.

Nhà có khung sắt chống trộm nên làm thêm cửa có khóa để sử dụng khi khẩn cấp - Ảnh: M.HÒA
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP.HCM xảy ra một số vụ cháy nhà dân gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Cảnh sát PCCC TP.HCM khuyến cáo người dân áp dụng biện pháp phòng chống cháy nổ phù hợp.
Có thực tế không thể không nhắc đến: nhiều nhà dân lo ngại trộm cắp vào nhà nên cho xây thêm lồng sắt bao bọc phía trước, sau nhà. Điều này đảm bảo sự xâm nhập của người lạ nhưng lại gây cản trở trong quá trình phòng cháy chữa cháy, thoát nạn của người trong nhà…
Gần đây nhất là vụ cháy nhà trọ vào lúc 1h sáng 18-6 trên đường kênh 19-5, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú khiến 2 người tử vong. Trước đó vài ngày, một vụ cháy nhà trọ xảy ra vào lúc 1h52 ngày 12-6 trên tỉnh lộ 10, phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân) đã khiến 3 người tử vong thương tâm.
Một vụ cháy khác vào lúc 6h55 ngày 31-5 trên đường Lê Trọng Tấn, phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) đã khiến 5 người mắc kẹt trong căn nhà bị thương nặng được lực lượng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ đưa ra ngoài cấp cứu. Sau đó, chiều cùng ngày, 1 trong số 5 nạn nhân đang điều trị tại bệnh viện đã tử vong do vết thương quá nặng.
Theo một lãnh đạo Phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) - Công an TP.HCM, hiện tình trạng nhà dân thiết kế thêm lồng sắt, hàng rào sắt trên bancông, sân thượng… khiến công tác chữa cháy và cứu nạn gặp khó khăn khi xảy ra cháy.
"Những căn nhà có thiết kế lồng sắt, thanh sắt chắn kín hết bancông, sân thượng đến khi xảy ra hỏa hoạn, đầu tiên chính chủ nhân căn nhà và người thân gặp khó khăn khi sử dụng bancông, sân thượng làm lối thoát hiểm. Chưa hết, điều này khiến thời gian cứu hộ của lực lượng chức năng kéo dài vì khi tiếp cận đám cháy phải phá dỡ, đục tường, cưa khung sắt… mới vào được bên trong cứu người", vị này giải thích.
Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, vị này hướng dẫn thêm: khi xây dựng nhà nên thiết kế, bố trí hai lối thoát hiểm ra nơi an toàn phòng khi có hỏa hoạn. Nếu trong trường hợp không thể thiết kế hai lối thoát tách biệt (đối với nhà liền kề mặt phố) thì cần tính toán khả năng thoát sang nhà kế bên (thông qua cửa sổ, bancông…) hoặc phải có thang thoát hiểm lên mái nhà. Theo ông, trong trường hợp bắt buộc phải làm lồng sắt chống trộm thì nên thiết kế trên lồng sắt đó một ô cửa thoát ra ngoài có sử dụng chốt hoặc khóa phía trong.
Và đặc biệt, chìa khóa của ô cửa nên đặt ở nơi cố định và thông báo cho các thành viên trong gia đình biết để sử dụng khi cần thiết. Bên cạnh đó, các thành viên cần thống nhất địa điểm tập kết sau khi thoát ra bên ngoài. Điều này sẽ giúp mọi người trong gia đình biết có còn ai bị mắc kẹt trong đám cháy hay không, từ đó thông báo đến lực lượng cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp để kịp thời vào ứng cứu.
Theo thống kê từ PC07, trong 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 171 vụ cháy gây thiệt hại thành tiền ước tính khoảng 5,88 tỉ đồng (còn 96 vụ chưa ước tính được thiệt hại thành tiền). Trong đó, các vụ cháy xảy ra chủ yếu là nhà ở đơn lẻ (hộ gia đình) và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất chiếm 74 vụ, làm chết 5 người và bị thương 19 người, thiệt hại ước tính thành tiền hơn 557 triệu đồng.
Nguyên nhân chính gây cháy chủ yếu là do sự cố thiết bị điện (chiếm 56 vụ), do sơ suất bất cẩn sử dụng nguồn lửa và nguồn nhiệt (chiếm 14 vụ), do mâu thuẫn cá nhân…
Con số thiệt hại về người và tài sản thấy rõ, song câu chuyện của những nạn nhân bị bỏng, bị thương do cháy nổ phải mang thương tật cả đời, phải trải qua bao nỗi đau thể xác lẫn tinh thần là không thể đong đếm được; đời sống sau này trải qua nhiều lần phẫu thuật, nằm viện khiến nhiều người nhận ra sự quan trọng của công tác phòng chống cháy nổ.
171
Đó là số vụ cháy trên địa bàn TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2020, theo thống kê từ PC07. Các vụ cháy đã làm chết 5 người, bị thương 19 người, thiệt hại khoảng 15.000m2 diện tích nhà dân, nhà xưởng cùng nhiều máy móc, thiết bị...
-
TTO - Bộ Y tế chính thức công bố 82 ca bệnh mới lây nhiễm trong cộng đồng tại Hải Dương và Quảng Ninh, trong đó Hải Dương 72 ca, Quảng Ninh 10 ca. Trong khi đó, bước đầu phân tích cho thấy F0 không phải là bệnh nhân đi Nhật.
-
TTO - Thông tin sau cuộc họp khẩn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình COVID-19 sáng 28-1: Hai ổ dịch ở Hải Dương và Quảng Ninh bước đầu ghi nhận hơn 80 ca, liên quan đến chủng mới của virus corona nên lây lan rất nhanh.
-
TTO - Sáng nay 28-1, Bộ Y tế thông báo bất ngờ phát hiện 2 ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở Hải Dương và Quảng Ninh.
-
TTO - Nam thanh niên người Việt bay từ Nội Bài ngày 17-1 (cùng ngày nữ công nhân Hải Dương) cũng có kết quả dương tính với COVID-19 tại Nhật.
-
TTO - CNBC đánh giá Việt Nam có thể là nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở châu Á giữa đại dịch COVID-19 trong năm 2020, một kỳ tích đạt được với việc không quý nào kinh tế Việt Nam tăng trưởng âm trong cả năm.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận