![]() |
Đông đảo bạn đọc xin chữ ký của bà Doãn Ngọc Trâm - mẹ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm - Ảnh: N.C.T. |
Bà Doãn Ngọc Trâm: thế hệ trẻ đã lắng nghe và hành động
Bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ của liệt sĩ, bày tỏ cảm xúc ngay sau khi kết thúc chương trình: “Tôi hết sức cảm động khi thấy hoạt động về cuốn nhật ký của Thùy được tổ chức hoành tráng và xúc động đến thế.
Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ ở Đức Phổ, Thùy đã cống hiến hết mình, chỉ làm cho mình một việc duy nhất là viết nhật ký, nói lên sự đau khổ, thương xót trước nỗi đau bệnh nhân, trước những xử thế không đẹp trong đời thường, tự động viên mình tiếp tục lý tưởng sống.
Không ngờ việc làm cho riêng mình ấy lại có tác động lớn hơn cả những việc Thùy đã từng làm và thế hệ trước đã từng làm. Thùy đã thay cho họ nói lên những tâm tư suy nghĩ, những gian khổ cống hiến cho đồng bào. Chắc Thùy không bao giờ ngờ rằng lời Thùy qua bao nhiêu năm đã được bao tầng lớp thế hệ lắng nghe và quyết tâm hành động”.
Bài hát của nhạc sĩ Trần Tiến viết riêng cho Thùy Trâm đã chạm đến tận đáy cảm xúc của em gái Kim Trâm. Lời ca vang lên: “Tôi cô đơn như một ngọn cờ... tôi vinh quang như một ngọn cờ... Thèm biết bao nhiêu vòng tay của mẹ...”.
Kim Trâm không cầm nổi nước mắt: “Đây là đoạn xúc động nhất của chương trình, như một lời kêu gọi khiến người nghe không thể cầm lòng. Thật ra nỗi cô đơn của chị chính là sức mạnh. Chị tôi rất cô đơn và cần được tiếp sức, điều đó vừa xót xa vừa như bắt buộc mình phải làm điều gì đó”.
Ông Huỳnh Đoàn San: “Số mệnh tôi có bàn tay Thùy Trâm”
![]() |
Ông Trương Văn Kiệm (trái) và ông Huỳnh Đoàn San trong đêm giao lưu - Ảnh: Như Hùng |
Năm 1974 tôi trở về Quảng Ngãi, và sau khi nước nhà thống nhất, tôi nghiệm lại đời mình thấy vận mạng thật may mắn nhiều lần. Khi chiến đấu có hai lần địch đào hầm ngay chỗ chúng tôi trú ẩn, nhưng vì hầm bí mật của chúng tôi sâu, giặc chỉ đào hầm cạn, nên dù ở ngay trên đầu chúng tôi giặc vẫn không phát hiện.
Có bốn lần tôi bị phục kích nhưng đều thoát chết; một lần bị tập kích cả đơn vị 15 người chết hết nhưng tôi chỉ bị thương. Và quan trọng hơn là mặc dù thoát khỏi đạn giặc nhưng với điều kiện chiến tranh lúc đó, bệnh đau ruột thừa của tôi nếu không có Thùy Trâm thì tôi cũng chết. Mọi người nói vận mạng tôi có nhiều may mắn.
Còn tôi cho rằng trong số phận tôi có bàn tay của Thùy Trâm. Vì suy nghĩ đó mà sau giải phóng, tôi đặt tên cho đứa con gái của tôi là Thùy Trâm, sau tôi lại đặt tên cho một con gái nữa là Phương Trâm - mãi sau này mới biết hóa ra bác sĩ Đặng Thùy Trâm cũng có môt người em tên là Phương Trâm.
Ông Trương Văn Kiệm: Tuổi đôi mươi bây giờ
![]() |
Hàng ngàn ngọn nến được các bạn trẻ thắp lên - Ảnh: Thanh Đạm |
“Tuổi đôi mươi của các chú trước mắt là cuộc chiến khốc liệt, ai cũng hăng hái cầm súng chiến đấu cho độc lập Tổ quốc, còn tuổi đôi mươi của các cháu bây giờ là đưa kinh tế nước nhà đi lên.
Cuộc chiến đó còn là chiến đấu với chính mình để thắng được những thói hư tật xấu”- người thương binh Trương Văn Kiệm (Phổ Minh, Đức Phổ, Quảng Ngãi), từng được phong danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ (đã giết 108 tên Mỹ trong vòng ba năm từ lúc 16 tuổi đến 19 tuổi), chia sẻ với một nhóm bạn trẻ tham dự chương trình.
-------------
Tin, bài liên quan:
Ngọn lửa của chị, và ngọn lửa của chúng ta...Sự đồng hành của bạn đọc đã thắp sáng "Ngọn lửa tuổi trẻ"Hôm nay 26-8: Ngày hội "Ngọn lửa Tuổi trẻ" tại công viên 30-4Nhật ký chị Trâm thay đổi suy nghĩ của chúng tôiHướng về chương trình "Ngọn lửa tuổi trẻ": Tự hào đất nước tôi“Hãy đến với mình, nắm chặt bàn tay mình...”Xem Chương trình Người Đương Thời của VTV về chị Trâm (phần 1)Xem chương trình Người Đương Thời của VTV về chị Trâm (phần 2)Hình ảnh trước giờ G
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận