15/03/2005 09:50 GMT+7

Lỗi do thao tác lái tàu?

NGỌC ẨN thực hiện
NGỌC ẨN thực hiện

TT - Phỏng vấn ông Đặng Ngọc Thành - nguyên tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn - người có bậc nghề cao trong ngành đường sắt.

nRIl51EB.jpgPhóng to
Ông Đặng Ngọc Thành
TT - Phỏng vấn ông Đặng Ngọc Thành - nguyên tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn - người có bậc nghề cao trong ngành đường sắt.

* Ông đã biết về kết quả kiểm tra hộp đen của tàu E1?

- Từ kết quả hộp đen vừa công bố, tôi cho rằng lỗi do thao tác của lái tàu. Có thể trong lúc tàu chạy qua đường có bán kính cong hơi nhỏ, lái tàu đã bị vấn đề gì đó như mệt mỏi, ngủ gật nên đã hãm gấp hoặc hãm “phi thường” (thắng gấp). Nếu là người có kinh nghiệm, khi gặp tình huống này chỉ hãm từ từ thì đoàn tàu vẫn có thể đi lướt qua đoạn đường trên.

Như vậy, nguyên nhân chính là do đoàn tàu bị hãm gấp, nghĩa là toàn bộ từ toa đầu đến toa cuối đều bị hãm cùng lúc nên cả đầu máy lẫn toa xe bị dồn trên đường cong và theo lực ly tâm rất mạnh nên đã làm đứt các mối nối giữa các toa. Do đó khi bị đứt rời, đầu máy tiếp tục chạy “lết” theo quán tính đến gần 1km mới dừng lại, còn các toa tàu khác thì bị văng ra khỏi đường sắt.

* Ông nghĩ thế nào về có ý kiến cho rằng hệ thống hạ tầng của ngành đường sắt quá lạc hậu, không đảm bảo cho đoàn tàu nhanh?

- Thực tế trong những năm qua ngành đường sắt đã đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá tốt, trên toàn bộ tuyến. Không những vậy, các đường ray tàu từ P 30 được nâng cấp lên P 43 - nghĩa là nâng trọng lượng đường ray từ 30kg lên 43kg/m, các tà vẹt bêtông cũng có chất lượng cao hơn. Đồng thời ngành đường sắt đã đổi mới hầu hết các đầu máy kéo có công suất mạnh, toa xe hiện đại.

* Còn việc rút ngắn tốc độ hành trình tàu chạy tuyến Bắc - Nam trên khổ đường ray 1m (năm 1976 hành trình trên 72 giờ, đến nay còn 29 giờ)?

- Tàu E1 có hành trình 30 giờ là đoàn tàu chạy nhanh thứ hai ở VN - chỉ sau đoàn tàu SE1 29 giờ trên tuyến đường TP.HCM - Hà Nội. Với hạ tầng kỹ thuật hiện nay và với đường ray khổ rộng 1m ở VN cho phép chạy tàu với tốc độ thiết kế 120km/g. Bởi vì cũng khổ đường ray này ở Nam Phi cho phép chạy tàu đến 190km/g. Thế nhưng, dù với tốc độ thiết kế trên, ngành đường sắt cũng chỉ cho đoàn tàu chạy với tốc độ khoảng 90km/g trên một đoạn đường dài khoảng 20km, tuyến đường còn lại cho chạy với tốc độ 60-70km/g.Theo tôi, không có gì lo lắng về việc rút ngắn thời gian chạy tàu.

Khổ đường sắt 1m có nhiều nhược điểm

Theo ông Nguyễn Trọng Bách - nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN, tai nạn vừa qua không phải là tai nạn lớn nhất trong lịch sử ngành đường sắt VN. Năm 1982 đã xảy ra một tai nạn đổ cả đoàn tàu tại Trảng Bom (Đồng Nai) làm chết rất nhiều người. Tai nạn đó xảy ra do tàu bị mất phanh trôi đến đoạn cong thì trượt ra khỏi đường ray làm đổ đoàn tàu.

Hiện nay, hầu hết các tuyến đường sắt của VN đều là loại đường khổ 1.000mm, tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng là loại đường khổ 1.000mm. Đây là loại đường có rất nhiều nhược điểm nên nhiều nước trên thế giới đã chuyển sang dùng loại đường có khổ rộng hơn là khổ 1.435mm và họ coi khổ này là khổ tiêu chuẩn.

VN chỉ có một số ít tuyến có đường khổ 1.435mm là tuyến Hà Nội - Lạng Sơn, tuyến Kép (Bắc Giang) - Hạ Long (Quảng Ninh). Trong chiến lược phát triển ngành đường sắt, phải đến năm 2020 tuyến đường sắt Bắc - Nam mới sử dụng khổ đường 1.435mm để rút ngắn thời gian chạy tàu xuống còn 10 giờ.

Mối hàn liên kết giữa 2 toa xe bị vỡ?

Ông Lại Anh Vũ - phó giám đốc Công ty Xe lửa Gia Lâm, nơi đã “cho ra lò” những toa xe - trả lời:

- Theo kiểm tra của chúng tôi, toa xe được chế tạo và xuất xưởng tháng 5-2002. Đến thời điểm này, toa xe đã chạy được gần ba năm. Điều quan trọng là toa xe ấy đã từng qua Xí nghiệp Sửa chữa toa xe Hà Nội (thuộc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội) sửa chữa nhỏ...

Qua báo chí, tôi có nghe về việc đầu đấm bị hàn, nhưng chúng tôi là những nhà chuyên môn, vì chưa “thực mục sở thị” nên cũng chưa rõ phần đầu đấm, lưỡi móc như thế nào. Mặt khác, toa xe này đã qua sửa chữa...

* Có nghĩa là những mối hàn trên đã “qua mặt” được đơn vị sửa chữa?

- Tất cả những bộ phận ấy nếu đã qua sửa chữa nhỏ là đều phải kiểm tra. Nếu bị mòn, theo qui trình về lưỡi móc của chúng tôi - mòn đến bao nhiêu thì phải hàn khôi phục bề mặt ấy bấy nhiêu. Việc hàn như vậy là bình thường.

* Theo kiểm tra của công ty, những toa xe trên được đưa vào sửa chữa tại Xí nghiệp Sửa chữa toa xe Hà Nội vào thời gian nào?

- Trước chuyến đi này. Sáng nay (14-3) chúng tôi có hỏi và được biết các toa xe đều đã vào sửa chữa.

NGỌC ẨN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên