15/12/2003 10:16 GMT+7

Loãng xương: phòng ngừa quan trọng hơn điều trị!

LÊ THANH HÀ thực hiện
LÊ THANH HÀ thực hiện

TT (TP.HCM) - Vì sao và làm thế nào để biết mình bị loãng xương? Phòng ngừa loãng xương bằng cách nào? Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương - khoa dinh dưỡng lâm sàng Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - cho biết:

V8lOibsn.jpgPhóng to
Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương
TT (TP.HCM) - Vì sao và làm thế nào để biết mình bị loãng xương? Phòng ngừa loãng xương bằng cách nào? Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương - khoa dinh dưỡng lâm sàng Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM - cho biết:

- Loãng xương (LX) là tình trạng khối lượng xương của cơ thể bị giảm thấp, làm xương trở nên mỏng mảnh dễ gãy. Khối lượng xương của người liên tục gia tăng cho đến khoảng 25 tuổi. Sau đó khối lượng xương giảm trung bình 0,5-2% mỗi năm.

Có hai loại LX: LX nguyên phát gồm LX sau mãn kinh và LX do tuổi tác; LX thứ phát do bệnh lý hoặc do thuốc men.

Các triệu chứng loãng xương

* Đau xương: thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (cột sống, thắt lưng, chậu, hông), đau nhiều nếu là sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu, giảm khi nằm nghỉ.

* Hội chứng kích thích rễ thần kinh: đau có thể kèm với dấu hiệu chèn ép, kích thích rễ thần kinh như đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn, dọc theo dây thần kinh đùi, đau tăng khi ho, hắt hơi, nín thở.

* Lún, nứt hoặc gãy xương: lún đốt sống, gù, còng; nứt hoặc gãy cổ xương đùi, xương cẳng tay, cổ tay xảy ra sau một va chạm mạnh hay chấn động nhẹ.

Những người dễ bị LX là người cao tuổi, nữ, phụ nữ mãn kinh, mãn kinh sớm (tự phát hay do cắt hai buồng trứng), gia đình có người bị LX, khối lượng xương khi trẻ thấp, suy dinh dưỡng, khẩu phần ăn thiếu canxi và vitamin D, ăn nhiều muối, nhiều đạm, uống nhiều rượu, cà phê, hút thuốc lá, ít vận động, ít mang xách vật nặng.

Những người mắc các bệnh như cắt dạ dày, ruột, kém hấp thu, suy thận, tiểu đường, cường giáp, cường tuyến cận giáp, viêm khớp dạng thấp, bệnh nặng phải nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài... cũng dễ bị LX. Ngoài ra, những người dùng thuốc corticosteroids, những thuốc kháng axit có phosphate, hormone giáp liều cao, heparin, dùng tetracycline kéo dài cũng có nguy cơ bị LX.

* Thưa bác sĩ, làm thế nào để biết mình đã bị LX? LX có điều trị được không?

- LX tiến triển âm thầm, đa số trường hợp được phát hiện khi gãy xương do một chấn thương nhẹ, hoặc có thể được phát hiện tình cờ khi chụp X quang trong một đợt kiểm tra sức khỏe. Hiện nay y học đã có phương pháp đo mật độ xương rất nhạy bén và chính xác để chẩn đoán LX và dự đoán gãy xương.

Về điều trị, không có biện pháp gì chữa khỏi hẳn bệnh LX. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm chậm lại quá trình tiến triển LX bằng việc duy trì chế độ ăn đủ canxi, phối hợp với dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì vậy, phòng ngừa LX quan trọng hơn điều trị LX rất nhiều.

* Phòng bằng cách nào, thưa bác sĩ?

Nhu cầu canxi của từng lứa tuổi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 300mg canxi/ngày, trẻ 6 tháng đến 9 tuổi cần 500mg, trẻ 10-15 tuổi cần 700mg, trên 15 tuổi và người lớn cần 1.000mg, phụ nữ có thai và cho con bú cần 1.200mg.

Vận động giúp xương vững chắc. Hình thức luyện tập, vận động tùy sức khỏe, tuổi tác và điều kiện mỗi người (đi bộ mỗi ngày một giờ được xem là dễ thực hiện nhất); hoặc mang xách vật nặng 1 giờ/ngày, ba lần/tuần.

- Có thể phòng ngừa LX bằng việc cung cấp đủ nhu cầu canxi. Ngay từ lúc nhỏ chế độ ăn của trẻ cần đảm bảo đủ canxi cùng với vitamin D để tránh còi xương. Lúc tuổi thanh niên càng cần đảm bảo đủ hai yếu tố trên để bộ xương phát triển tốt và đạt tới đỉnh cao độ tập trung canxi (mật độ xương) vào tuổi 25-30. Những người khi còn trẻ có mật độ xương thấp, khi về già dễ bị LX. Những người gầy, nhỏ bé cũng dễ bị LX.

* Chế độ ăn để phòng ngừa LX như thế nào, thưa bác sĩ?

- Nên ăn thức ăn giàu canxi, gồm: thực phẩm động vật như sữa bò tươi, sữa chua, sữa bột toàn phần, sữa bột tách béo, sữa đặc có đường, pho mát, cua đồng, ốc, tép, cá nguyên xương, tôm; thực phẩm thực vật: mè, mộc nhĩ, rau dền, rau đay, mồng tơi, bồ ngót, rau muống, rau bí, đậu nành... Ngoài ra, có thể bổ sung nguồn canxi từ thuốc.

Tuy nhiên, cần lưu ý thêm yếu tố làm tăng sự hấp thu canxi là vitamin D, phơi nắng sáng 20-30 phút/ngày, latose; yếu tố làm giảm sự hấp thu canxi là ăn nhiều protein, ăn nhiều muối, nhiều chất xơ và uống nhiều rượu, bia, cà phê.

LÊ THANH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên