Phát hiện loài “ếch bay” mới tại Việt Nam
Loài ếch mới Gracixalus lumarius nổi bật với màu sắc da hồng và vàng - Ảnh: australianmuseum.net.au |
Loài ếch cây “có gai” có chiều dài khoảng 4-5cm, được đặt tên khoa học Gracixalus lumarius, chỉ được tìm thấy tại độ cao khoảng 1.800m thuộc vùng núi Ngọc Linh.
Theo tạp chí National Geographic, TS Jodi Rowley - chuyên gia nghiên cứu động vật lưỡng cư khu vực Đông Nam Á, làm việc tại Viện nghiên cứu bảo tàng Úc (Sydney) - nói da loài ếch mới trên nổi bật với màu sắc hồng và vàng và trên cơ thể con đực ở vùng sống lưng và đầu được phủ đầy gai hình nón tí hon.
Nhóm nghiên cứu của Rowley phát hiện các cá thể ếch cây Gracixalus lumarius khi chúng ẩn náu trong các hốc cây nhỏ chứa đầy nước trên núi.
Cô Rowley tin rằng các gai hình nón của ếch đực - có chứa keratin và protein, giống như chất hình thành nên sừng tê giác và móng tay con người - bắt đầu phát triển trong mùa giao phối để thu hút bạn tình.
Mất môi trường sống và biến đổi khí hậu là mối đe dọa chính tới loài ếch này. “Bây giờ chúng ta biết được có thêm một loài ếch mới sống trên vùng núi Ngọc Linh. Do đó, hi vọng mọi cùng hãy cùng chúng tôi bảo vệ nó” - cô Rowley nói.
Ổ trứng của ếch Gracixalus lumarius - Ảnh: australianmuseum.net.au |
Phát hiện này cho thấy sự đa dạng của các loài lưỡng cư, đặc biệt là ếch trên vùng núi Ngọc Linh. Trước đó, năm 2013, cô Rowley và các đồng nghiệp VN cũng đã phát hiện một loài ếch bay mới (tên khoa học Rhacophorus helenae) ở khu bảo tồn thiên nhiên nhiên Núi Ông và rừng Tân Phú, cách không xa TP.HCM sầm uất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận