05/07/2020 13:41 GMT+7

Loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại

MINH HẢI (Theo IUCN)
MINH HẢI (Theo IUCN)

TTO - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế thông báo tin đáng buồn: loài cá tay trơn đã chính thức tuyệt chủng. Đây là loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại và có thể sẽ không phải là loài cuối cùng.

Loài cá biển đầu tiên tuyệt chủng trong thời hiện đại - Ảnh 1.

Mẫu vật cá tay trơn duy nhất mà con người thu thập từ chuyến thám hiểm vào đầu những năm 1800 - Ảnh: Bộ sưu tập cá quốc gia Úc

Những con cá tay trơn (Sympterichthys unipennis) cuối cùng ở vùng biển phía đông nam Australia đã biến mất mãi mãi. Nguyên nhân được cho là do môi trường sống bị suy giảm, ô nhiễm và các hoạt động đánh bắt của con người.

Cá tay trơn sống ở tầng đáy biển, là một trong 14 loài cá sống ở vùng biển này sử dụng vây ngực để "đi bộ".

Điều đặc biệt ở 14 loài cá này là chúng không có bong bóng giúp kiểm soát lực nổi để bơi trong nước. Thay vào đó, vây trước bằng phẳng cho phép chúng sử dụng như bàn chân để đi bộ dưới đáy biển.

Bên cạnh đôi mắt ở trên đỉnh đầu, các loài cá vây tay cũng thường mọc một bộ phận trên đỉnh đầu để dụ con mồi đến gần.

Những loài này có kích thước và màu sắc rất đa dạng.

Cá tay trơn được phát hiện lần đầu tiên vào đầu những năm 1800 trong một cuộc thám hiểm khoa học, nhưng vì sống ở tầng đáy, chúng khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt, chỉ có thể sống ngoài tự nhiên.

Đây là lần đầu tiên một loài cá biển biến mất khỏi hành tinh của chúng ta trong thời hiện đại.

Các nhà khoa học cảnh báo loài người nên đặc biệt chú ý đến sự tồn vong của các loài động vật biển hơn nữa, vì đây có thể không phải là loài cá vây tay nói riêng và động vật biển nói chung sẽ tuyệt chủng.

Khi cuộc sống càng hiện đại, công cụ đánh bắt cá càng phát triển thì việc khai thác nguồn lợi từ đại dương của con người càng khó kiểm soát.

Những ngành công nghiệp hóa đại dương từ đánh bắt, khai thác, thăm dò dầu khí, vận chuyển và phát triển cơ sở hạ tầng đều dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng cao đối với động vật hoang dã nơi đại dương.

Rất nhiều loài có thể sẽ tuyệt chủng trước khi loài người kịp nghiên cứu và hiểu về vai trò của chúng trong hệ sinh thái.

Đơn cử như cá tay trơn, tuy thống kê 14 loài nhưng đến nay con người mới chỉ tìm hiểu được 4 loài.

Động vật có vỏ ở Bắc Băng Dương có thể sẽ tuyệt chủng trong 80 năm tới Động vật có vỏ ở Bắc Băng Dương có thể sẽ tuyệt chủng trong 80 năm tới

Theo các chuyên gia, Bắc Băng Dương sẽ hấp thụ nhiều carbon dioxide hơn dự kiến trong vòng 80 năm tới, khiến nồng độ axít trong nước gia tăng.

MINH HẢI (Theo IUCN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên