Thứ 4, ngày 20 tháng 1 năm 2021
Lộ thông tin, trách nhiệm bồi thường còn bỏ ngỏ
TTO -Thông tin hơn 5 triệu địa chỉ email, khoảng 31.000 giao dịch ở Công ty CP Thế Giới Di Động bị lộ, lọt và bị tung lên mạng đang làm dư luận hết sức quan tâm, lo lắng.

Khách hàng thanh toán tại cửa hàng Thế Giới Di Động Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: TUYẾT KIỀU
Những người thường giao dịch, thanh toán trực tuyến có lý do để lo ngại việc tài khoản của mình bị đánh cắp, sử dụng vào mục đích xấu.
Việc kiểm chứng thông tin thật hay giả đang được cơ quan chức năng điều tra, xác minh. Tuy vậy, giải pháp mà chuyên gia đưa ra là chủ thẻ ATM, thẻ tín dụng nên khóa tính năng thanh toán trực tuyến, đổi mã PIN hoặc khóa thẻ phòng ngừa rủi ro. Nhưng nếu xảy ra hậu quả như mất tiền trong tài khoản, khách hàng sẽ được bảo vệ, bồi thường như thế nào?
Theo pháp luật hiện hành, việc để lộ, lọt thông tin khách hàng có thể bị xử phạt theo nghị định số 174/2013/NĐ-CP, mức phạt cao nhất là 70 triệu đồng. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng và cấu thành tội phạm có thể bị xử lý hình sự theo điều 288 Bộ luật hình sự 2015.
Tuy nhiên, pháp luật chưa có bất cứ quy định cụ thể, rõ ràng nào về việc tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường khi để lộ, lọt thông tin khách hàng. Quy định về trách nhiệm với khách hàng chỉ có ở Luật dân sự, Luật thương mại, Luật an toàn thông tin mạng, Luật bảo vệ người tiêu dùng... nhưng chưa cụ thể, chi tiết, nhất là chưa có văn bản, điều khoản chuyên ngành nào về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực này.
Đa số ý kiến đều đồng ý cho rằng doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về việc để lộ thông tin khách hàng, tuy nhiên pháp luật lại chưa quy định về trách nhiệm đó như thế nào, xác định mức bồi thường ra sao... nên rất khó có thể áp dụng khi có sự cố xảy ra. Có thể khẳng định rằng buộc doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường trong tình huống bị mất tiền trong tài khoản hoặc thông tin bị sử dụng vào mục đích xấu gây thiệt hại cho khách hàng là rất khó.
Việc pháp luật đang bỏ ngỏ, chưa quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân trong trường hợp này là rất nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của khách hàng mà nguy cơ mất an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ là rất lớn, hiện hữu.
Bởi vì, như trường hợp Thế Giới Di Động, không chỉ một vài khách hàng mà cả triệu khách hàng bị lộ, lọt thông tin trong cùng một thời điểm, vì thế nguy cơ mất an toàn thông tin, hệ thống tài chính là rất cao.
Không thể chấp nhận trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ mà việc để lộ, lọt thông tin khách hàng lại không ai chịu trách nhiệm bồi thường. Điều này không những ảnh hưởng đến mục tiêu hạn chế dùng tiền mặt, tăng cường thanh toán qua tài khoản, kiểm soát tài sản thu nhập, mà còn đe dọa đến tình hình an toàn thông tin, an ninh mạng của đất nước.
-
TTO - Cuộc chiến công hàm ở Biển Đông có diễn biến mới khi Nhật Bản gửi công hàm phản đối một công hàm của Trung Quốc về Biển Đông. Phía Nhật khẳng định Trung Quốc không có quyền vẽ đường cơ sở ở Biển Đông như đã nêu.
-
TTO - Trong bài phát biểu chia tay công bố ngày 19-1, Tổng thống Trump gửi lời cầu nguyện tốt đẹp cho chính quyền mới nhưng từ chối thừa nhận người kế nhiệm Joe Biden. Ông Biden cũng có bài phát biểu chia tay bang quê nhà để lên Washington.
-
TTO - Thời điểm lực lượng công an phát hiện, con hổ nặng khoảng 250kg được xác định bị điện giật, nằm bất tỉnh trên nền nhà.
-
TTO - Hai VĐV phong trào Nguyễn Ngọc Khánh, Dương Minh Quang là những người đã hoàn thành thử thách khốc liệt này.
-
TTO - Sau khi nhận án tù chung thân vì giết chết người tình, Danh Hiếu Nghĩa (43 tuổi, ngụ Vũng Tàu) bị VKSND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM tăng hình phạt từ chung thân lên tử hình.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận