16/10/2016 14:04 GMT+7

Lính giữ rừng

T.ĐỨC - M.PHƯỢNG
T.ĐỨC - M.PHƯỢNG

TTO - Với những người lính giữ rừng, căng thẳng nhất là những tháng mùa khô. Anh em gần như cắm trại trăm phần trăm..

Trung tá Trần Quốc Tý (phía trước) và thượng úy Phạm Hoàng Giang trong một chuyến tuần tra bảo vệ rừng - Ảnh: TẤN ĐỨC
Trung tá Trần Quốc Tý (phía trước) và thượng úy Phạm Hoàng Giang trong một chuyến tuần tra bảo vệ rừng - Ảnh: TẤN ĐỨC

"Họ ngày đêm căng mắt quan sát đến từng mét vuông rừng, xem chỗ nào có dấu hiệu của khói lửa bốc lên để kịp thời báo động, triển khai ngay các biện pháp chữa cháy...

Còn những tháng mùa mưa như hiện nay, tuy đỡ phải lo đối phó với bà hỏa nhưng việc phòng chống người dân lén lút xâm nhập rừng chặt cây, bắt cá, bắt tổ ong cũng không kém phần vất vả do việc di chuyển trong rừng chủ yếu bằng ghe xuồng” - trung tá Trần Quốc Tý, chính trị viên tiểu đoàn 2, trung đoàn 2, sư đoàn 4 (Quân khu 9), vừa nói vừa khéo léo “ôm cua” bên phải, đưa chiếc vỏ lãi rẽ từ kênh xáng Tri Tôn - Vàm Rầy vào kênh nội đồng để đến chốt giữ rừng số 2, đứng chân trên địa bàn ấp Thuận Tiến, xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang).

Hơn bốn năm “cắm chốt” giữ rừng, cái nắng, cái gió cùng chất phèn chua mặn đã nhuộm đen làn da, nhuộm vàng các đầu móng tay, móng chân người lính nên thoạt trông đại úy Hậu, 36 tuổi, hệt như một nông dân thực thụ.

Nhiệm vụ giữ rừng tuy không lao lực, nhưng những người lính như anh cứ xoay như chong chóng.

Hết tổ chức tuần tra luồn rừng, ngăn người dân tự ý xâm nhập địa bàn đốn cây, lấy mật ong, bẫy chim, đánh bắt cá, các anh lại tìm tới những gia đình có ruộng lúa giáp ranh với rừng nhắc nhở họ cẩn thận củi lửa khi đốt rơm chuẩn bị mùa vụ mới.

Ai không đi tuần thì leo lên chòi canh cao chót vót căng mắt quan sát. Nhờ đó mùa khô vừa qua các anh đã phát hiện và cùng với đơn vị triển khai kịp thời các biện pháp ứng cứu, dập tắt ngay từ đầu hai vụ cháy rừng.

Nói về những người lính giữ rừng, thượng tá Nguyễn Huy Du, chính ủy trung đoàn 2, không giấu tự hào: “Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, xây dựng và huấn luyện dự bị động viên, chúng tôi còn được giao quản lý, bảo vệ gần 1.000ha đất rừng trồng trên địa bàn huyện Hòn Đất (Kiên Giang).

Với tinh thần khó khăn nào cũng vượt qua, từ nhiều năm qua mỗi thành viên được giao nhiệm vụ luôn phát huy tinh thần trách nhiệm ở mức cao nhất, nỗ lực phấn đấu không ngừng để bảo vệ an toàn toàn bộ diện tích đất rừng trên địa bàn quản lý”.

T.ĐỨC - M.PHƯỢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên