07/11/2005 12:26 GMT+7

Liệu cơm gắp mắm

Theo Người Lao Động
Theo Người Lao Động

Ông bà ta từ xưa đã dạy: “Liệu cơm gắp mắm” để khuyên con cháu phải biết liệu khả năng mà chi tiêu, đừng để thiếu hụt trở nên túng bấn. Thế nhưng có nhiều người tiền ít mà thích xài sang nên gia cảnh trở nên khốn đốn.

eY76ST7J.jpgPhóng to
Hãy hiểu hoàn cảnh của mình để chọn lối sống cho phù hợp
Ông bà ta từ xưa đã dạy: “Liệu cơm gắp mắm” để khuyên con cháu phải biết liệu khả năng mà chi tiêu, đừng để thiếu hụt trở nên túng bấn. Thế nhưng có nhiều người tiền ít mà thích xài sang nên gia cảnh trở nên khốn đốn.

Đua đòi với hàng xóm

Mùa nắng nóng nực, thấy nhà hàng xóm gắn cái máy lạnh hai ngựa chạy êm ru, cả ngày chẳng có ai bước chân ra đường, ông Hiếu cũng muốn tậu một cái cho bằng anh bằng em. Khổ nỗi, nhà ông tuềnh toàng, trống trước hở sau, gắn máy điều hòa vào thì khí lạnh toát ra ngoài... mát cho cả xóm. Thế là ông phải nghĩ đến chuyện sửa nhà. Phải thay cửa kiếng, đóng trần nhà.

Từ dự kiến ban đầu chỉ vài triệu, ông đã tốn hơn hai chục triệu để sửa sang nhà cửa và không còn khả năng để mua máy. Khổ nỗi, từ khi thay cửa kín mít, căn nhà ông vốn đã nóng lại càng bức bối thêm. Muốn mua máy lạnh nhưng không thích loại rẻ tiền sợ thua kém hàng xóm, ông chỉ thích loại máy hiện đại với giá cả chục triệu đồng.

Không thể vay ngân hàng, ông xui bà hốt mấy dây hụi để mua máy. Khi không mỗi tháng phải trả mấy trăm ngàn tiền đóng hụi chết, lại còn khoản tiền điện lên cao đến chóng mặt, ông chẳng dám cho con xài. Mỗi tháng cứ thấy hóa đơn tiền điện là ông chóng mặt, gọi tên mấy đứa con ra mà chửi. Hễ thấy tụi nhỏ vào ra mở cửa ông xót tiền, cũng chửi. Thậm chí ông còn ngắt điện không cho xài để tiết kiệm. Nhà có máy lạnh mà xem ra không khí còn nóng hơn, ngột ngạt hơn so với trước!

Trưởng giả học làm sang

Chồng chỉ là công chức bình thường, còn bà Loan bán bảo hiểm nhân thọ khi được khi không, nhưng lúc nào bà cũng tỏ ra ta đây là dân có tiền. Căn nhà gác gỗ xinh xắn nhiều người mơ còn không được thế mà bà cho là quê mùa, đòi đập đi để xây nhà ba tầng. Bà lên một kế hoạch vay vốn ngân hàng, mỗi tháng lấy tiền từ nguồn thu của số khách hàng tiềm năng để thanh toán lãi và nợ gốc.

Nghe lời bà vợ vốn là cử nhân kinh tế, ông chồng vốn hiền lành chỉ biết gật đầu nghe theo. Thế là giấy tờ nhà ông được đem ra ngân hàng “tạm trú không thời hạn”, ở đó cho đến khi chủ nhân của nó trả xong khoản nợ xây nhà. Ngày tân gia, bà không quên mời bà con lối xóm đến để “khoe của”. Ai cũng trầm trồ khen ngợi kiến trúc sang trọng được thiết kế tinh tế, hiện đại... nhưng có điều chẳng mấy ai biết được khoản nợ mấy trăm triệu của ông bà.

Ở nhà mới chưa được bao lâu, thấy giấy nợ gửi về khiến ông giật mình thon thót. Ông không thể tưởng tượng nỗi mình lấy đâu ra khoảng mấy triệu đồng để trả tiền lãi, chưa nói chi đến vốn gốc. Thế mà chẳng thấy bà xúc tiến làm việc với những “khách hàng tiềm năng” để kiếm “lời” trả “lãi”. Suốt ngày ông chỉ thấy bà chưng diện đẹp đẽ đi shopping, quần vợt, dancing với bạn bè.

Ông hỏi thì bà bảo: “Phải tiếp xúc với khách, phải tạo cho họ cảm giác thân thiện, gần gũi rồi mới dụ khị họ ký hợp đồng với mình được”. Không biết bà làm việc kiểu nào mà cả mấy tháng trời chỉ được một- hai cái hợp đồng, tiền lời không đủ trả chi phí đi lại huống chi là trả nợ. Cuối cùng, ông đành dán bảng bán nhà để trả nợ ngân hàng, còn lại chút ít mua căn nhà nhỏ ở sâu trong hẻm.

Tuy gặp đại hạn mất nhà, nhưng ông vẫn mừng vì giải quyết nhanh nên thiệt hại không nhiều, chứ cứ tin lời bà thì chỉ vài tháng nữa thôi là không kham nổi. Ông trách bà chỉ biết đua đòi mà không lo “liệu cơm gắp mắm”, bà lại bảo “đàn ông nông nổi giếng khơi” sao không biết quyết đoán lại nghe chi lời vợ “như khơi đựng trầu”.

Theo Người Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên