01/08/2024 16:48 GMT+7

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam khánh thành trụ sở mới

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam vừa khánh thành trụ sở mới hơn 100 tỉ đồng, đồng thời căn biệt thự Pháp cổ phía trước trụ sở mới cũng được trùng tu, bảo tồn.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (bên trái) và lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (bên phải) thực hiện nghi lễ khánh thành trụ sở của liên hiệp hội - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa (bên trái) và lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (bên phải) thực hiện nghi lễ khánh thành trụ sở của liên hiệp hội - Ảnh: T.ĐIỂU

Ngày 1-8, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam khánh thành trụ sở mới tại địa chỉ cũ, số 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Đây được coi là một món quà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho các văn nghệ sĩ.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến chung vui với các văn nghệ sĩ.

Ngôi nhà kỷ niệm của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ

Công trình xây mới và trùng tu, cải tạo nhà biệt thự tại địa chỉ số 51 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được khởi công từ ngày 26-3-2022.

Sau hơn hai năm xây dựng, công trình đã hoàn thành với tổng mức đầu tư của dự án là hơn 115 tỉ đồng.

Dự án gồm tòa nhà xây mới 6 tầng nổi và 2 tầng hầm theo kiến trúc đương đại, tòa nhà giả cổ xây áp sau lưng biệt thự cổ, và biệt thự cổ được trùng tu.

Trong đó ngôi biệt thự có tuổi đời gần 100 năm, trong đó gần 70 năm là ngôi nhà thân quen của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ tại thủ đô.

Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước từng đến thăm và làm việc với văn nghệ sĩ.

Nhiều đám tang các văn nghệ sĩ lớn của đất nước từng được tổ chức ở đây, như đám tang vợ chồng Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh và con trai.

Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đời sống văn nghệ sĩ cùng nhân dân cả nước gặp muôn vàn khó khăn, vất vả.

Trong khuôn viên của nhà 51, ngoài văn phòng làm việc của các Hội, còn là nơi ở, sinh hoạt của nhiều gia đình văn nghệ sĩ: nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ Bảo Định Giang, nhà thơ Xuân Tửu, nhà văn Trần Vân…

Các căn nhà cấp 4 đơn sơ, chật hẹp cùng một hầm trú ẩn máy bay ở giữa sân.

Trước đó, năm 1946, ngôi biệt thự là nơi cựu hoàng Bảo Đại ở khi ông làm cố vấn tối cao Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo thời gian, trụ sở 51 Trần Hưng Đạo đã ghi dấu ấn của các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam.

Món quà của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành cho văn nghệ sĩ

Gần đây ngôi biệt thự Pháp cổ lẫn công trình tòa nhà văn phòng phía sau là trụ sở của liên hiệp hội và năm hội chuyên ngành không còn đáp ứng được yêu cầu sử dụng, đặc biệt ngôi biệt thự xuống cấp nghiêm trọng.

Năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các văn nghệ sĩ và đã chỉ đạo "sớm đầu tư tôn tạo, nâng cấp trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam".

Ông Đỗ Hồng Quân nói đây là "món quà vô cùng quý giá mà Đảng, Nhà nước và chính quyền, nhân dân thủ đô đã trao tặng cho giới văn nghệ sĩ".

Tòa nhà giả cổ được xây áp vào phía sau biệt thự cổ - Ảnh: T.ĐIỂU

Tòa nhà giả cổ được xây áp vào phía sau biệt thự cổ - Ảnh: T.ĐIỂU

Công trình mới không chỉ là nơi làm việc cho liên hiệp và 5 hội chuyên ngành, mà còn là ngôi nhà chung ấm áp tình người luôn mở rộng cánh cửa để chào đón các thành viên của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam mỗi khi về thủ đô.

Công trình khang trang và biệt thự cổ được trùng tu không chỉ là niềm vui cho các văn nghệ sĩ của liên hiệp hội mà còn thu hút sự quan tâm của những người yêu di sản và cảnh quan của thành phố.

Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam khánh thành trụ sở mới- Ảnh 3.

Biệt thự 51 Trần Hưng Đạo sau khi trùng tu - Ảnh: T.ĐIỂU

Không gian cổ kính, xanh mát của biệt thự 51 Trần Hưng Đạo trước khi trùng tu - Ảnh: VŨ ĐỨC ANH

Không gian cổ kính, xanh mát của biệt thự 51 Trần Hưng Đạo trước khi trùng tu - Ảnh: VŨ ĐỨC ANH

Đây thật sự là một cây di sản, phải bảo tồnĐây thật sự là một cây di sản, phải bảo tồn

TTO - Vài câu chuyện gần đây quanh số phận các cây cổ thụ cho thấy một tình yêu đặc biệt với cây xanh đang dần được nhen lên, nảy nở mạnh.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên