05/01/2025 16:32 GMT+7

'Lịch' ngắm siêu trăng, nguyệt thực và mưa sao băng trong năm 2025, mở màn là đêm 3-1

Trong năm 2025, chúng ta có cơ hội ngắm 3 siêu trăng và 2 lần nguyệt thực, bên cạnh các trận mưa sao băng tuyệt đẹp, mở đầu là trận Quadrantid đêm 3-1.

'Lịch' ngắm siêu trăng, nguyệt thực và mưa sao băng trong năm 2025, mở màn là đêm nay 3-1 - Ảnh 1.

Trăng Sói tháng 1 - Ảnh: REUTERS

Ngoài trăng tròn, nhật thực, nguyệt thực và mưa sao băng, Mặt trời cũng đang trải qua thời kỳ hoạt động đỉnh điểm trong chu kỳ 11 năm của nó. Do đó luôn có khả năng xuất hiện cực quang đầy màu sắc quanh cực Bắc và cực Nam của Trái đất (hoặc ở những nơi không ngờ tới) do bão Mặt trời trong năm 2025, theo Đài CNN.

Trăng tròn và siêu trăng

Trăng tròn hằng tháng đều gắn với một tên gọi cụ thể. Bên cạnh những trăng tròn thông thường, sẽ có 3 siêu trăng và 2 lần nguyệt thực toàn phần (lần đầu tiên kể từ năm 2022).

Thời điểm ngắm trăng tròn cụ thể theo giờ Việt Nam như sau:

- Ngày 14-1: Trăng Sói (Wolf Moon)

- Ngày 12-2: Trăng Tuyết (Snow Moon)

- Ngày 14-3: Trăng Giun (Worm Moon)

- Ngày 12-4: Trăng Hồng (Pink Moon)

- Ngày 12-5: Trăng Hoa (Flower Moon)

- Ngày 11-6: Trăng Dâu (Strawberry Moon)

- Ngày 11-7: Trăng Hươu (Buck Moon)

- Ngày 9-8: Trăng Cá tầm (Sturgeon Moon)

- Ngày 8-9: Trăng Ngô (Corn Moon)

- Ngày 6-10: Trăng Thu hoạch (Harvest Moon) và cũng là siêu trăng

- Ngày 5-11: Trăng Hải ly (Beaver Moon) và cũng là siêu trăng

- Ngày 5-12: Trăng Lạnh (Cold Moon) và cũng là siêu trăng

Nhật thực và nguyệt thực

Mốc thời gian ngắm trăng máu, siêu trăng và mưa sao băng trong năm 2025 - Ảnh 2.

Nhật thực (trái) và nguyệt thực trong năm 2024 - Ảnh: Times Now News

Năm 2025 sẽ có 2 lần nhật thực một phần. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), nhật thực xảy ra khi Mặt trăng di chuyển qua giữa Mặt trời và Trái đất trên cùng một đường thẳng. Khi quan sát từ Trái đất, lúc đó Mặt trăng che khuất một phần hoặc toàn bộ Mặt trời.

Nhật thực một phần đầu tiên trong năm nay xảy ra vào ngày 29-3 và có thể quan sát được ở nhiều nơi tại châu Âu, châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nhật thực một phần lần thứ hai sẽ xảy ra vào ngày 21-9 và có thể quan sát được ở một số vùng thuộc Úc và Nam Cực, cũng như một số đảo ở Thái Bình Dương.

Ngoài ra, còn có 2 lần nguyệt thực toàn phần xảy ra vào ngày trăng tròn của tháng 3 và tháng 9.

Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất di chuyển qua giữa Mặt trời và Mặt trăng trên một đường thẳng sao cho Mặt trăng đi vào bóng của hành tinh chúng ta. Khi Mặt trăng đi vào phần tối nhất trong bóng Trái đất, nó sẽ chuyển sang màu đỏ và được gọi là "trăng máu" (do ảnh hưởng bởi ánh sáng từ Mặt trời khúc xạ quanh Trái đất).

Nguyệt thực toàn phần đầu tiên xảy ra vào ngày 13 và 14-3, đi qua khu vực phía tây châu Âu, một số vùng ở châu Á, một số vùng ở Úc, tây châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Nam cực.

Nguyệt thực toàn phần lần thứ hai diễn ra vào ngày 7 và 8-9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực.

Mưa sao băng

Mốc thời gian ngắm trăng máu, siêu trăng và mưa sao băng trong năm 2025 - Ảnh 3.

Cực quang phương bắc và mưa sao băng Perseid được nhìn thấy trên bầu trời bang California, Mỹ rạng sáng 12-8-2024 - Ảnh: AFP

Năm 2025 sẽ có rất nhiều cơ hội ngắm mưa sao băng mà không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ trăng tròn. Theo ông Robert Lunsford, nhân viên Hiệp hội Thiên thạch Mỹ, năm mới bắt đầu với trận mưa sao băng Quadrantid, có thể nhìn rõ nhất vào đêm 3-1.

Ngoài ra, còn có những trận mưa sao băng khác trong năm như Lyrids (ngày 21 và 22-4), Eta Aquariids (ngày 3 và 4-5), Southern Delta Aquariids và Alpha Capricornids (cùng ngày 29 và 30-7), Perseids (ngày 12 và 13-8), Draconids (ngày 8 và 9-10), Orionids (ngày 22 và 23-10), Southern Taurids (ngày 3 và 4-11), Northern Taurids (ngày 8 và 9-11), Leonids (ngày 16 và 17-11), Geminids (ngày 12 và 13-12) và Ursids (ngày 21 và 22-12).

'Lịch' ngắm siêu trăng, nguyệt thực và mưa sao băng trong năm 2025, mở màn là đêm nay 3-1 - Ảnh 4.Ngắm siêu trăng xanh lung linh khắp thế giới

Trăng xanh đạt cực đại vào 1h35 đêm 30-8 giờ GMT, tức 8h35 sáng 31-8 theo giờ Việt Nam. Đây cũng là siêu trăng lớn nhất năm 2023.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên