Phóng to |
Đám rước với đầy đủ tiểu nhạc, lễ nhạc, cờ lộng rước nêu từ cửa Hiển Nhơn đến Thế Tổ miếu - Ảnh: Ngọc Hiển |
Nghi thức dựng và rước nêu được tổ chức trang nghiêm với đầy đủ tiểu nhạc, đại nhạc, đội vác nêu và lính hầu...Từ cửa Hiển Nhơn, đội rước nêu tiến vào hoàng cung, đến cửa chính của khu vực Thế Tổ miếu.
Tại đây, hương án cùng lễ phẩm, đại nhạc và các bồi tự chờ sẵn để tiến hành nghi thức dựng nêu. Sau các nghi thức nghinh thần, khánh hạ, 10 lính vác nêu tiến hành dựng nêu tại sân cỏ phía trước Hiển Lâm các. Cây nêu thứ hai cũng được rước từ Thế Tổ miếu đến điện Long An (Bảo tàng cổ vật cung đình Huế) và dựng nêu tại đó.
Cây nêu được làm bằng tre già dài chừng 10m, chặt tận gốc và để lại phần lá phía trên ngọn. Các cây tranh được kết bốn dọc năm ngang (tức tứ cái lung tung) rồi treo lên ngọn nêu cùng sọt có các loại lễ phẩm gồm cau, trầu, bùa đào... để cúng thần.
Phóng to |
Du khách nước ngoài thích thú với nghi lễ dựng nêu trong hoàng cung - Ảnh: Lệ Quyên |
Phóng to |
Đám rước vác cây nêu vào cổng chính Thế Tổ miếu - Ảnh: Ngọc Hiển |
Phóng to |
Hương án với đầy đủ vật phẩm, hương hoa được bày biện sẵn tại sân trước Thế Tổ miếu - Ảnh: Lệ Quyên |
Phóng to |
Rất đông du khách quốc tế đã tập trung tại khu vực Thế Tổ miếu để xem lễ dựng nêu - Ảnh: Ngọc Hiển |
Phóng to |
Dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức vào 25 tết âm lịch để đánh dấu sự ngừng nghỉ các công việc trong năm - Ảnh: Lệ Quyên |
Tục dựng nêu trước tiên có ý nghĩa mừng ngày tết, sau đó để cúng thần linh phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình cũng dựng nêu đều cầu mưa thuận gió hòa, dân chúng làm ăn thuận lợi.
TS Phan Thanh Hải, giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết tục dựng nêu hay còn gọi là thướng tiêu đã có trong cung đình là một nét văn hóa đặc sắc vừa thể hiện yếu tố văn hóa cung đình vừa thể hiện yếu tố văn hóa dân gian truyền thống của người Việt Nam.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận