28/08/2019 09:47 GMT+7

Lầu đầu tạo ra thằn lằn bạch tạng chỉnh sửa gen

MINH HẢI (THEO CELL)
MINH HẢI (THEO CELL)

TTO - Những con thằn lằn bạch tạng có kích thước bằng ngón tay trỏ của con người đầu tiên được tạo ra nhờ phương pháp chỉnh sửa gen, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình nghiên cứu di truyền học và điều trị các vấn đề thị lực của con người.

Lầu đầu tạo ra thằn lằn bạch tạng chỉnh sửa gen - Ảnh 1.

Phương pháp chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 được sử dụng để tạo ra thằn lằn bạch tạng - Ảnh: Doug Menke

Theo tạp chí khoa học Cell, các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia đã nhiều năm tìm cách sử dụng công cụ chỉnh sửa gen trên động vật nhưng vì nhiều lý do nên thất bại nhiều lần. Cho đến nay, một vài thay đổi trong phương pháp đã giúp họ thành công.

Trước đó, các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp CRISPR-Cas9 trước đây sẽ không hiệu quả, do phải tiêm trực tiếp vào trứng mới được thụ tinh hoặc hợp tử đơn bào. Vấn đề là khác với nhiều loài động vật, trứng của thằn lằn lại được thụ tinh bên trong cơ thể tại thời điểm không ai có thể đoán trước được. Việc lấy phôi đơn bào từ con cái cũng rất khó thao tác trong môi trường phòng thí nghiệm.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh phương pháp CRISPR-Cas9, mục đích làm chậm quá trình này để đợi trứng thằn lằn hoặc tế bào trứng chưa được thụ tinh phát triển đến giai đoạn cần thiết.

Một tấm màng trong suốt trên buồng trứng của thằn lằn cái giúp nhóm nghiên cứu quan sát được tất cả những quả trứng đang phát triển, bao gồm cả trứng sẽ được rụng và thụ tinh tiếp theo.

Nhóm nghiên cứu quyết định tiêm thuốc vào trứng chưa được thụ tinh trong buồng trứng và xem nó có hoạt động không. Kết quả thành công ngoài mong đợi. Sau 3 tháng, khoảng 6-9% số trứng được tiêm thuốc đã nở ra thằn lằn cái bạch tạng.

Tiến sĩ Doug Menke - thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết nếu đem so sánh với các nghiên cứu chỉnh sửa gen trên động vật trước đó thành công tới 80% thì 6-9% quả là con số khiêm tốn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chỉnh sửa gen trên bò sát nào thành công trước đó.

Nhóm của ông lựa chọn tạo ra thằn lằn bạch tạng vì hai lý do. Đầu tiên, khi gen bạch tạng tyrosinase bị loại bỏ, nó sẽ làm mất sắc tố mà không khiến con vật chết. Thứ hai, vì con người mắc bệnh bạch tạng thường có vấn đề về thị lực.

Các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ sử dụng thằn lằn bạch tạng chỉnh sửa gen như một mô hình để nghiên cứu sự biến mất của gen này ảnh hưởng đến sự phát triển võng mạc con người.

Hai em bé chỉnh sửa gen của Trung Quốc nguy cơ chết sớm Hai em bé chỉnh sửa gen của Trung Quốc nguy cơ chết sớm

TTO - Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Medicine cảnh báo việc chỉnh sửa gen của nhà khoa học Trung Quốc với hai bé gái khiến các em đối mặt nguy cơ chết sớm.

MINH HẢI (THEO CELL)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên