01/01/2009 18:27 GMT+7

Lãnh đạo Đồng Nai nói gì về vụ di dời trung tâm hành chính?

Theo NGÔ SƠN - Lao Động
Theo NGÔ SƠN - Lao Động

Tiếp tục làm rõ chủ trương di dời trung tâm hành chính (TTHC) tỉnh Đồng Nai từ TP Biên Hòa về huyện Long Thành, chúng tôi đã mang nhiều trăn trở của nhân dân Đồng Nai "đặt lên bàn" của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đình Thành để rộng đường dư luận...

SNnCoRXA.jpgPhóng to
Ông Trần Đình Thành
Tiếp tục làm rõ chủ trương di dời trung tâm hành chính (TTHC) tỉnh Đồng Nai từ TP Biên Hòa về huyện Long Thành, chúng tôi đã mang nhiều trăn trở của nhân dân Đồng Nai "đặt lên bàn" của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Đình Thành để rộng đường dư luận...

"Hỏi ngược" lại Đồng Nai về di dời xây mới trung tâm hành chính giá 20 triệu USDĐồng Nai: sẽ có trung tâm hành chính mới 20 triệu USD

- Tôi khẳng định chủ trương di dời TTHC không phải là của một cá nhân, của một nhóm người nào cả. Chủ trương đó là của cơ quan lãnh đạo cao nhất là ban chấp hành đảng bộ tỉnh Đồng Nai; của cơ quan đại diện cho nhân dân là HĐND. Khi UBND tỉnh trình chủ trương và được Ban thường vụ Tỉnh ủy nhất trí, UBND tiếp tục trình cho cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng bộ là Tỉnh ủy và trình cho cơ quan đại diện nhân dân là HĐND.

Sau khi có và thống nhất chủ trương, Tỉnh ủy và HĐND mới giao trách nhiệm UBND xây dựng chuẩn bị chi tiết đề án này. Việc di dời TTHC đến thời điểm này mới dừng ở chủ trương như thế.

* Thưa ông, chỉ mới trong tờ trình tỉnh đã thể hiện rõ 3 yếu tố quan trọng: xác định sẽ di dời, xác định địa điểm đến là khu đô thị mới 275ha ở xã Tam Phước, huyện Long Thành, xác định quy mô 30ha và vốn đầu tư 20 triệu USD do chủ đầu tư tài trợ. Vấn đề còn lại chỉ là giải pháp thực hiện. Với "định vị" như vậy, nhiều ý kiến cho rằng sự đã rồi, sao không lấy ý kiến nên hay không di dời, dời về đâu trước khi "định vị"?

- Khi chưa có chủ trương, khi cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tỉnh ủy, cơ quan đại diện cho dân là HĐND chưa thông qua thì ai là người lấy ý kiến nhân dân, các nhà khoa học? Mặt khác, trong quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm của UBND, của đảng bộ theo điều lệ Đảng, cũng như trong quy chế dân chủ cơ sở không có điều nào quy định là trước khi di dời hoặc xây mới trụ sở của Đảng, của cơ quan nhà nước phải lấy ý kiến nhân dân.

Tuy nhiên, cũng bởi vấn đề này liên quan đến lợi ích người dân nên chúng tôi xác định trong quá trình xây dựng đề án, ngoài sự chuẩn bị của địa phương còn phải xin ý kiến chỉ đạo hướng dẫn của các bộ ngành trung ương, ý kiến các chuyên gia rồi mới công bố sơ bộ nội dung chi tiết dự án và lấy ý kiến nhân dân xây dựng cho đề án này.

* Tỉnh có nghĩ về mặt được và mất khi di dời TTHC?

- Nếu được sự chấp thuận của Chính phủ cho phép về dự án này thì tương lai Đồng Nai sẽ có trụ sở hành chính tập trung các cơ quan quản lý hành chính để làm tốt chức năng một cửa, tạo thuận lợi cho dân, DN, khắc phục tình trạng các sở, ngành ở rải rác. TTHC mới có lợi thế giao thông đi lại nội vùng giữa Đồng Nai và các địa phương trọng điểm kinh tế Đông Nam bộ bởi tương lai gần, theo quy hoạch thì nơi đây sẽ phát triển hệ thống giao thông quốc gia từ TP.HCM sang Long Thành, Dầu Giây, kết nối ra quốc lộ 1. Tiếp tục mở rộng quốc lộ 51 và phát triển song song hệ thống đường cao tốc, đường sắt từ Biên Hòa về Vũng Tàu.

TTHC về đây còn sẽ tăng thêm sức hấp dẫn lôi cuốn ở 4.000ha quy hoạch khu vực này mà không chỉ cho Long Thành mà cả Nhơn Trạch... Cái lợi khác, không chỉ không phải bỏ tiền ngân sách ra xây dựng trụ sở mới, lại dôi dư ra diện tích đất đai, trụ sở ban, ngành cũ, tỉnh sẽ xin Chính phủ cho bán đấu giá công khai. Tiền đó sẽ đầu tư vào dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai với quy mô 1.400 giường nhằm đủ sức đáp ứng việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho 2,4 triệu dân Đồng Nai trước mắt và 3 triệu trong tương lai.

Sẽ đầu tư phát triển hệ thống nhà ở, lưu trú cho công nhân. Đồng Nai hiện có tới 500.000 công nhân các nơi về đây. Một trong những bức xúc ở đây là trong lúc có nửa triệu công nhân đóng góp rất lớn cho ngân sách quốc gia trong lúc đó lại không có nguồn lực để chăm lo đời sống cho họ, nhất là vấn đề nhà ở.

* Theo nhiều nhà kiến trúc, khu vực dự kiến TTHC đến là nơi quy hoạch định hướng là phát triển KCN chứ không phải quy hoạch hành chính?

- Khu vực quy hoạch phát triển công nghiệp nằm bên phía đông quốc lộ 51. Còn khu TTHC nằm bên phía tây quốc lộ 51 là quy hoạch phát triển đô thị dịch vụ, vui chơi giải trí đã được Chính phủ phê duyệt.

* Năm 2003 từ phê duyệt của Chính phủ, đến nay Đồng Nai đã quy hoạch và đã bỏ tiền của, nhân lực cho dự án khu TTHC - văn hóa - thương mại dịch vụ của TP Biên Hòa, dự án phải di dời hơn 1.700 hộ dân. Nay TTHC tỉnh di dời và để lại trụ sở cho ban ngành TP Biên Hòa. Như vậy có lãng phí nhân lực, tiền của, thay đổi quy hoạch khiến dân thêm bất an sau nhiều năm bất ổn?

- Tôi khẳng định dự án trên TP Biên Hòa vẫn tiếp tục thực hiện. Chỉ thay đổi chi tiết là cụm 2 tòa nhà làm trụ sở của Thành ủy, UBND TP Biên Hòa. Tức là thay vì xây 2 tòa nhà trụ sở cho Biên Hòa thì chỉ xây cái gì cho phù hợp, còn Biên Hòa sẽ sử dụng trụ sở Tỉnh ủy, nên không làm cản trở mà ngược lại TP sẽ còn lợi là không phải bỏ ra số tiền lớn để đền bù đất dân và xây dựng trụ sở.

* Nếu TTHC tỉnh di dời, sẽ có 1.500 CBCNV, kéo theo gia đình... tạm tính khoảng gần 5.000 người đến nơi mới, hoặc đi xa hàng chục kilômet, xáo trộn rất lớn đến đời sống, sinh hoạt?

- Tỉnh đã quyết định tổ chức phương tiện công cộng đưa đi, đón về hằng ngày, tiết kiệm chi phí đi lại cho anh em và an toàn giao thông. Thứ hai, lãnh đạo tỉnh và DN đầu tư dự án đã ký thỏa thuận, giai đoạn 1 sẽ xây dựng trước khu dân cư, trong đó dành ra 3.000 căn hộ bán lại với giá không tính lãi và trả chậm 20-30 năm cho CBCNV sẽ di chuyển theo TTHC mới.

* Xin cảm ơn ông.

Theo NGÔ SƠN - Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên