![]() |
Bà Tạ Thị Thu Vân (trái) - chị cả của những nữ thợ mộc ấp Tiên Tây Vàm - đã có trên 35 năm gắn bó với nghề |
Hiện trong ấp chỉ còn lại chục hộ dân tận dụng công lao động nông nhàn và lượng gỗ vườn tạp để chế biến, đục bào thành nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu dân sinh trong vùng. Những gia đình trụ lại với nghề đều không có đất sản xuất, hoàn cảnh sống khó khăn. Nhiều chị em phụ nữ không có nghề ổn định, buộc phải tham gia hầu hết công đoạn cưa xẻ, vận chuyển, đục bào. Cực khổ, lao lực nhưng chị em vẫn bám nghề để có chút tiền lo cho gia đình và nuôi con cái ăn học đến nơi đến chốn. Họ là những phụ nữ cuối cùng của làng mộc bên dòng sông Hàm Luông. Hội phụ nữ xã đã thành lập tổ hợp tác nghề mộc để hỗ trợ vốn, kỹ thuật và lo tiêu thụ sản phẩm cho chị em bớt phần nhọc nhằn.
![]() |
Dùng ròng rọc đưa gỗ vào trại cưa |
![]() |
Chiếc ghe này là tài sản tích cóp từ nghề mộc của chị Tuyết Lan |
![]() |
Tay búa tay đục thuần thục của chị Hà Mỹ Truyền |
![]() |
Mua gỗ vườn làm nguyên liệu |
![]() |
Chị Đặng Thị Hồng Nga đứng máy cưa - một công việc nặng nhọc của nghề mộc |
![]() |
Cuối ngày, nữ thợ mộc Hồng Hiệp chăm sóc hai con trai sinh đôi |
![]() |
Sản phẩm được chuyển từ sông Hàm Luông về các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận