Nghề làm đầu lân sư Nghĩa Hòa
Thời bao cấp, người dân ở làng lập hợp tác xã. Nhà nước cung cấp giấy báo cũ, phẩm màu, tre, nứa... và HTX phải giao lại cho Nhà nước đầu lân thành phẩm, không được bán trực tiếp ra ngoài mà chỉ cửa hàng quốc doanh mới được phép bán.
Phóng to |
Sơn đủ màu cho đầu lân, trong đó màu đỏ là màu chủ đạo |
Điều đặc biệt là ở làng vẫn giữ cách làm đầu lân theo truyền thống bồi giấy bằng tay, dựng khung và sơn vẽ cũng làm thủ công.
Hỏi ở làng ai cũng nhắc đến nhà ông Hùng. Ghé thăm nhà ông Hùng, chúng tôi được Dương - con trai ông Hùng - tiếp chuyện. Nối nghiệp cha, anh Dương chỉ làm đầu lân cỡ lớn. Thật mừng đầu lân lớn làm đến đâu bán hết ngay đến đó. Không chỉ thế, anh còn phục chế những đầu lân cũ.
Gần đây, anh Dương có cải tiến một số công đoạn để cho đầu lân nhẹ hơn, bền hơn và dễ làm hơn như khâu thay giấy bồi bằng vải lót, một đầu lân được lót ba lớp vải khác nhau, bên trong cùng là vải lanh thô còn bên ngoài là vải satanh bóng, các chi tiết trang chí như mắt, râu, vảy, sừng... vẫn giữ theo nét truyền thống. Bộ khung của đầu lân đại được làm bằng song kết hợp với tre đảm bảo vừa bền lại nhẹ, người múa lân sẽ không bị mỏi.
Gia đình anh chị Dung - Thoa lại chỉ làm đầu lân nhỏ. Giá xuất xưởng một cặp đầu lân cỡ nhỏ khoảng 8.000đ. Anh Dung giải thích "đó là giá bán buôn cho số lượng lớn". Anh Dung kể thêm hàng này làm ra bán khắp các tỉnh miền Bắc.
Phóng to |
Việc sơn đầu lân cũng qua nhiều công đoạn, mỗi người sơn mỗi màu |
Phóng to |
Tỉ mỉ bọc giấy cho từng đầu lân |
Phóng to |
Phơi nắng |
Phóng to |
Đầu lân cỡ lớn làm rất công phu, mỗi sườn (khung) đầu lân làm mất nhiều ngày |
Phóng to |
Sau đó là bao giấy xung quanh trước khi sơn phết và phêm các phụ kiện |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận