Để biến đổi màu sắc của hoa, "mẹ" thiên nhiên phải mất khoảng 850 năm, nhưng với CRISPR/Cas9, các nhà khoa học chỉ cần chưa đầy 1 năm.
Loài hoa được biến đổi là cây bìm bìm của Nhật Bản, từ màu tím chuyển sang màu trắng. Điều đáng chú ý là các nhà nghiên cứu chỉ biến đổi màu sắc của hoa mà không làm ảnh hưởng đến những phần còn lại của cây.
Hoa bìm bìm là một trong 2 loài thực vật được nghiên cứu trong dự án Tài nguyên sinh học quốc gia Nhật Bản nên các nhà khoa học rất am hiểu về bộ mã di truyền của nó. Đây cũng chính là lý do loài hoa này được chọn để thực hiện thí nghiệm.
Nhóm nghiên cứu đã xác định được gene DFR-B là gene có chức năng tạo ra màu sắc cho hoa. Khoảng 75% phôi thực vật sau khi được xử lý đã khiến cây ra hoa màu trắng nhiều hơn so với màu tím. Những phân tích sâu hơn về các gene lân cận cho thấy không hề có sự đột biến nào xảy ra, đây là một minh chứng cho thấy tính chính xác của CRISPR/Cas9.
Kết quả thành công của nghiên cứu này sẽ tạo điều kiện cho việc thay đổi màu sắc và hình dạng của các loại hoa cũng như rau củ dùng để trang trí.
Mặc dù nhiều người lo ngại CRISPR/Cas9 có thể bị lạm dụng để phục vụ cho những mục đích không lành mạnh, nhưng thực sự nó đã đem lại nhiều lợi ích cho giới khoa học. Trước đây, chúng ta đã được chứng kiến những tính năng của nó như dùng để chỉnh sửa các gene gây bệnh ở động vật. Tuy nhiên, người ta vẫn đang tranh cãi khả năng sử dụng nó trên người do liên quan đến vấn đề đạo đức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận